TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
khoi-cong-nha-ga-san-bay-long-thanh
Nội dung bài viết

Khởi công nhà ga Sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất tổng quy mô 45.000 tỷ

Khởi công nhà ga Sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất tổng quy mô 45.000 tỷ

Chiều nay, ngày 31/08/2023, hạ tầng phía Nam sẽ đón tín hiệu tích cực từ 2 “siêu hạ tầng” sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất chính thức khởi công. Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất và gói thầu của Dự án thành phần 3 – nhà ga hành khách Sân bay Long Thành có tổng giá trị là 45.000 tỷ đồng. Cùng TPI Land cập nhật một số thông tin trước giờ G – khởi công nhà ga Sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất nhé!

Khởi công nhà ga Sân bay Long Thành trị giá 35.000 tỷ đồng

Chiều nay, Tổng công ty cục hàng không Việt Nam (ACV) sẽ chính thức khởi công 2 gói thầu quan trọng nhất của Sân bay Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành, địa phương. Trong đó, khởi công nhà ga sân bay Long Thành là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

1. Gói thầu thứ nhất số 5.10: Khởi công nhà ga sân bay Long Thành

  • Mức đầu tư: 35.000 tỷ đồng
  • Thời gian thi công: 39 tháng

Đây là gói thầu có giá trị lớn và có tính chất kỹ thuật phức tạp nhất hiện nay với ý tưởng độc đáo về hình ảnh hoa sen sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế mái, góc nhìn mặt chính, nội thất khu vực,…

khoi-cong-nha-ga-san-bay-long-thanh
“Trái tim” của Sân bay Quốc tế Long Thành với thiết kế độc đáo hình hoa sen

Công trình có tổng diện tích sàn hơn 376.000m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m gồm 1 trệt và 3 lầu với điểm nhấn kiến trúc là ô lấy sáng và thông tầng (từ lầu 3 xuống lầu 1) trung tâm nhà ga, nơi có thác nước nhân tạo và cảnh quan sân vườn. Ngoài ra, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay code C,E, F.

Trước đó, ACV cũng đã công bố liên danh Vietur do Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu trúng thầu với giá trúng thầu hơn 27.800 tỷ đồng và gần 339 triệu USD (tương đương 8.100 tỷ đồng).

Sơ lược về Liên danh Vietur

Liên danh Vietur bao gồm một tập hợp 10 doanh nghiệp hàng đầu, với sự đứng đầu của IC Istas, một thành viên của IC Holdings đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các thành viên khác trong liên danh bao gồm một hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương, bao gồm Ricons, Newtecons, và Sol E&C; cùng với một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước như Tổng công ty Xây dựng số 1 và Vinaconex, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, cùng với những đơn vị đáng chú ý khác như Phục Hưng Holdings, ATAD và Hawee.

Trong danh sách này, một nhà thầu có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ đã đối tác xây dựng thành công sân bay Pulkovo tại Nga, và sân bay Varna Burgas tại Bulgaria, cộng với việc tham gia xây dựng nhiều cảng hàng không tại quê hương của họ. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước cũng góp phần quan trọng vào lĩnh vực này. Ví dụ, Vinaconex đã thành công trong việc giành được nhiều hợp đồng thầu liên quan đến cảng hàng không. ATAD cũng đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong việc thi công các công trình kết cấu thép cho nhiều dự án sân bay trong cả nước.

Hiện tại, sáng ngày 31/08, công tác chuẩn bị sự kiện khởi công nhà ga Sân bay Long Thành đã được cập nhật!

khoi-cong-nha-ga-san-bay-long-thanh

khoi-cong-nha-ga-san-bay-long-thanh

khoi-cong-nha-ga-san-bay-long-thanh
Lễ khởi công nhà ga Sân bay Long Thành được tổ chức tại công trường dự án

>>> Xem thêm: Cao tốc Bến Lức – Long Thành tái khởi động sau 4 năm “đắp chiếu”

2. Gói thầu thứ hai số 4.6: Khởi công đường bay sân bay Long Thành

  • Mức đầu tư: 7.300 tỷ đồng
  • Thời gian thi công: 700 ngày

Đây là gói thầu lớn thứ hai của dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với các hạng mục chính như sau: sân đường khu bay với đường hạ cất cánh dài 4.000m, rộng 45m; hệ thống 2 đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối, quy mô khoảng 63,9ha; 4 sân đỗ tàu bay (sân đỗ trước nhà ga hàng hóa, sân đỗ trước nhà ga chuyển phát nhanh, sân đỗ bảo trì tàu bay và sân đỗ cách ly) và sân đỗ phục vụ các phương tiện phục vụ mặt đất với quy mô khoảng 12,4ha.

Được biết, Dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD) chia làm 3 GIAI ĐOẠN triển khai. Hiện dự án đang triển khai giai đoạn 1 với tổng đầu tư 110.000 tỷ đồng, chia làm 4 dự án thành phần.

>>> Xem thêm: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khởi công: BĐS nào hưởng lợi?

Khởi công xây dựng Nhà ga hành khách T3 Sân bay Tân Sơn Nhất

Nếu Đồng Nai hân hoan chào đón khởi công nhà ga Sân bay Long Thành thì TP.HCM cũng được ACV khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Công trình nhà ga T3 có quy mô như sau:

  • Tổng mức đầu tư gần 10.990 tỷ đồng
  • Tổng diện tích sàn xây dựng: 112.500 m2
  • Thời gian thi công: 20 tháng
  • Hạng mục nhà ga hành khách: gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi
  • Công suất thiết kế: 20 triệu hành khách/năm, 7.000 hành khách/giờ cao điểm.
khoi-cong-nha-ga-t3-san-bay-tan-son-nhat
Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất có thiết kế từ ý tưởng “áo dài”

Nhà ga có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu: 2 cao trình đi và đến riêng biệt, 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy backdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check-in, cửa ra tàu sân bay,…

Cùng TPI Land cập nhật một số hình ảnh trước lễ khởi công nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất nhé!

khoi cong nha ga t3 tan son nhat 3 jpg

khoi-cong-nha-ga-t3-san-bay-tan-son-nhat

khoi-cong-nha-ga-t3-san-bay-tan-son-nhat

khoi-cong-nha-ga-t3-san-bay-tan-son-nhat
Lễ khởi công nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ được kết hợp song song trực tuyến cùng lễ khởi công nhà ga Sân bay Long Thành

Phương án khai thác Sân bay Long Thành và Sân bay Tân Sơn Nhất

Trên cơ sở duy trì khai thác quốc tế và quốc nội tại 2 cảng, ACV đã đề xuất phương án phân chia khai thác đường bay giữa Sân bay Long Thành và Sân bay Tân Sơn Nhất.

Sân bay Long Thành:

  • Khai thác đường bay quốc tế dài: toàn bộ đường bay quốc tế từ 1.000km trở lên
  • Tiếp nhận các đường bay khác theo lựa chọn của hãng, các đường bay mới của tất cả các hãng khi Sân bay Tân Sơn Nhất không còn năng lực tiếp nhận.
  • Đảm nhiệm 85% chuyến bay quốc tế (gồm các chuyến của Vietnam Airline và các hãng hàng không nước ngoài) và 12% chuyến nội địa của Vietnam Airlines (đường bay TP.HCM – Hà Nội, đường bay TP. HCM – Đà Nẵng)

Sân bay Tân Sơn Nhất: 

  • Khai thác đường bay quốc tế ngắn
  • Chỉ khai thác các đường bay dưới 1.000km bằng tàu bay code C trở xuống (A321/320, B737)
  • Tiếp nhận các hãng bay khác như Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vasco

Buổi lễ khởi công nhà ga sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến song song 2 đầu cầu sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Quét mã QR
Hoặc để lại số điện thoại