TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Nội dung bài viết

Khát vọng trở thành Trung tâm Kinh tế biển Quốc gia của Bà Rịa – Vũng Tàu

Khát vọng trở thành Trung tâm Kinh tế biển Quốc gia của Bà Rịa – Vũng Tàu

Bên cạnh mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Bà Rịa – Vũng Tàu quyết tâm trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng TPI Land tìm hiểu những yếu tố tiềm năng nào có thể đưa Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển Quốc gia nhé!

Mục tiêu trở thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia

Trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, “Trung tâm kinh tế biển; cảng trung chuyển quốc tế; trung tâm logistics cấp quốc gia gắn với khu thương mại tự do” là một trong 5 trụ cột phát triển của tỉnh.

Sơ đồ mô hình phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu
Sơ đồ mô hình phát triển kinh tế – xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu

>>> Xem thêm: Quy hoạch chi tiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Nhằm tiến tới mục tiêu phát triển thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, Bà Rịa – Vũng Tàu quyết tâm đầu tư và hoàn thiện hạ tầng giao thông để kết nối vùng mạnh mẽ. Các dự án quan trọng bao gồm:

  • Tuyến đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa – Vũng Tàu: kết nối với cảng biển Cái Mép – Thị Vải.
  • Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải: sẽ được hiện đại hóa và phát triển thành cảng trung chuyển quy mô khu vực châu Á và thế giới. 
  • Cảng hàng không: Đầu tư mở rộng cảng hàng không Côn Đảo và nâng cấp cảng hàng không Biên Hòa – Vũng Tàu là những bước quan trọng để cung cấp dịch vụ hàng không đáng tin cậy.
Khát vọng trở thành Trung tâm Kinh tế biển Quốc gia của Bà Rịa - Vũng Tàu
Cảng Cái Mép – Thị Vải là một trong những tiềm năng to lớn trong việc đưa tỉnh trở thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia

Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Đông Nam Bộ, chiếm 32% GRDP và 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Đây cũng là khu vực sản xuất hàng hóa lớn nhất cả nước, chiếm 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng Đông Nam Bộ, đóng góp lớn vào nền kinh tế của cả nước. Với vị trí địa lý chiến lược nằm trên tuyến hàng hải quốc tế từ châu Âu, Trung Đông qua Bắc Á và châu Mỹ, nơi đây có tiềm năng phát triển trung tâm logistics và cảng biển trung chuyển quốc tế. Tỉnh sở hữu hệ thống hạ tầng cảng biển phát triển và gần sân bay quốc tế Long Thành đang xây dựng, cùng với mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt hoàn thiện, cung cấp điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và quá trình xuất nhập khẩu.

Cảng Cái Mép - Thị Vải
Cảng Cái Mép – Thị Vải chiếm hơn 16% tổng lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng biển toàn quốc và 35% lượng hàng container cả nước, 50% lượng hàng container khu vực phía Nam.

Bà Rịa – Vũng Tàu được xem như một trong ba cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Với vị trí cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía nam, tỉnh có thế mạnh vượt trội về hệ thống cảng biển, hậu phương gần gũi với TP. Hồ Chí Minh qua các dự án kết nối vùng như cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường Vành đai 4, cùng với hệ thống giao thông liên cảng Cái Mép – Thị Vải và đường sắt kết nối kinh tế vùng và vươn ra khu vực quốc tế. Những yếu tố này cùng nhau tạo nên lợi thế địa lý quan trọng, giúp Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành điểm đến thu hút đầu tư và phát triển bền vững.

>>> Xem thêm: Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030

Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ những yếu tố nào để đạt được mục tiêu lớn?

Vị trí địa lý chiến lược

Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên có thể coi là một trong những nguồn lực quan trọng và điểm mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu so với các địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật… gần đồng bằng Sông Cửu Long nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm rau quả.

Khát vọng trở thành Trung tâm Kinh tế biển Quốc gia của Bà Rịa - Vũng Tàu
Mối quan hệ liên kết vùng giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam Bộ và Trung Bộ

Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra biển của vùng Đông Nam Bộ, với vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa vùng Đông Nam bộ và cả một số tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với bên ngoài.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các tuyến QL51, QL55, QL56 cùng với hệ thống đường tỉnh… Ngoài ra, có các tuyến giao thông được quy hoạch phát triển đang được đầu tư/ hoặc đang kêu gọi đầu tư như: đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường vành đai 4, đường sắt kết nối thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu… tạo những liên kết toàn diện giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong vùng, cả nước và quốc tế.

Tài nguyên biển đa dạng và phong phú

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khai thác tài nguyên biển: dầu khí, cảng biển, đánh bắt hải sản, dịch vụ, du lịch. Bờ biển của Bà Rịa – Vũng Tàu dài 305,4 km với khoảng 156 km có bãi cát thoai thoải, nước xanh có thể sử dụng làm bãi tắm quanh năm.

  • Bờ biển phía Đông Nam của tỉnh có chiều dài khoảng 72 km, với nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan núi, rừng nhiệt đới là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao…
  • Phía Tây của tỉnh có Vịnh Gành Rái rộng khoảng 50 km2, đặc biệt sông Thị Vải – Cái Mép có tiềm năng to lớn để có thể xây dựng một hệ thống cảng biển nước sâu. Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, cảng biển Vũng Tàu được xếp vào loại đặc biệt, trong đó Khu bến cảng Cái Mép có chức năng là cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế; có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí; cho cỡ tàu container trọng tải 80.000-250.000 tấn (6.000-24.000TEU) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu tổng hợp, hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn.
Tài nguyên biển Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khai thác tài nguyên biển: dầu khí, cảng biển, đánh bắt hải sản, dịch vụ, du lịch

Thềm lục địa với diện tích trên 100.000 km2 đã tạo tỉnh một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển: Khai thác dầu khí, khai thác hải sản, vận tải biển, phát triển năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp biển mới…

Côn Đảo là quần đảo án ngữ vùng biển Đông Nam của tổ quốc, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đồng thời Côn Đảo cũng tạo cho tỉnh một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ du lịch, khai thác, nuôi trồng hải sản. Tại Côn Đảo còn khu rừng nguyên sinh là Vườn Quốc gia Côn Đảo, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học biển.

Nhìn chung, tài nguyên biển của Bà Rịa – Vũng Tàu khá đa dạng, có thể khai thác, phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển: Thăm dò, khai thác dầu khí; xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, phát triển dịch vụ cảng và nhiều loại hình dịch vụ gắn liền với cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển; du lịch biển; khai thác, nuôi trồng hải sản,…

Chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong thời kỳ dân số vàng, chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao sẽ trở thành điểm mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Theo số liệu năm 2020, Bà Rịa – Vũng Tàu có lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 70,5%, cao hơn so với cả nước (63,4%) và tỷ số phụ thuộc chung là 41,8%, có thể nói Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động). 

Hệ thống giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư toàn diện cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, chương trình giáo dục,.. chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh tăng dần qua các năm, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ so với tổng số lao động làm việc đạt 30,07% năm 2020, cao 

hơn bình quân của cả nước (24,1%) và của vùng Đông Nam bộ (29,5%). Nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực cho một số ngành kinh tế phát triển trong tương lai.

Kinh tế ngày càng tăng trưởng

Quy mô và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian qua đang trở thành một trong những nguồn tài lực quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới. Với quy mô, diện tích không lớn, nhưng Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong số ít những địa phương có vai trò to lớn đóng góp vào GRDP và tổng thu ngân sách quốc gia.

  •  Năm 2022, GRDP ước đạt 390.293 tỷ đồng, tăng 7,15% so với cùng kỳ. Trong nhiều năm liền, quy mô thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 3 (sau 2 thành phố đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội). Từ năm 2019 đến nay, do quy mô hoạt động của ngành dầu khí giảm, đã ảnh hưởng đến tổng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh, tổng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh giảm đáng kể.
  • GRDP tính theo đầu người của Bà Rịa – Vũng Tàu luôn giữ vị trí đứng đầu cả nước với 7.611 USD/người/năm (chưa tính dầu khí), là mức tăng cao nhất của tỉnh trong vòng 10 năm gần đây.
  • Có vốn đầu tư FDI đạt TOP 4 cả nước với 33,17 tỷ đồng (năm 2022).
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) của tỉnh ngày càng được cải thiện, tăng từ 60,55 điểm năm 2010 lên 59,51 điểm năm 2015 và 65,48 điểm năm 2020.
DIC Holdings mang chuẩn sống cao cấp về thành phố biển Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu cả nước về GRDP bình quân đầu người

Cùng với năng lực mới về hạ tầng kỹ thuật, xã hội và kinh tế phát triển mạnh, nhiều dự án lớn đã được triển khai đầu tư. Kinh tế tư nhân được quan tâm, hỗ trợ phát triển; thực hiện nhiều biện pháp, chính sách để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.

Các dự án hạ tầng quốc gia 2023 thúc đẩy kinh tế biển tỉnh

Nhằm tạo điều kiện kết nối thuận lợi giữa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, vùng ĐBSCL và với các quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế xuyên Á một cách thuận lợi, điều này sẽ là triển vọng, tác động phát triển nhanh giao lưu kinh tế, thương mại với các địa phương thuộc các tỉnh phía Nam và các nước trong khu vực.

Khát vọng trở thành Trung tâm Kinh tế biển Quốc gia của Bà Rịa - Vũng Tàu
Định hướng phát triển giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới

Các dự án đường bộ cao tốc đang được đầu tư và sớm hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 gồm:

  • Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
  • Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
  • Cao tốc vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.
  • Cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn thành giai đoạn I và đưa vào khai thác, vận hành năm 2025 (cách TP. Bà Rịa 45 km và TP. Vũng Tàu 65 km) thuận tiện trong thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch đến với Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu được quy hoạch là cảng biển loại đặc biệt, cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc gia; trong đó khu bến Cái Mép có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 250.000 tấn, khu bến Thị Vải, Long Sơn, Sao Mai – Bến Đình có thể tiếp nhận tàu đến 100.000 tấn… phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.
  • Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu (từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa – Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải – Vũng Tàu đường đơn) được quy hoạch đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030, sẽ có tác động tích cực tới triển vọng phát triển tỉnh giai đoạn sau 2030 đến năm 2050.
Khát vọng trở thành Trung tâm Kinh tế biển Quốc gia của Bà Rịa - Vũng Tàu
Định hướng phát triển cảng biển của tỉnh

>>> Xem thêm: Quy hoạch giao thông chi tiết của Bà Rịa – Vũng Tàu mới nhất

Có thể nói, với sự đầu tư mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng quốc gia trong thời gian tới, điều kiện giao lưu kinh tế sẽ được cải thiện đáng kể, lưu thông hàng hóa thông suốt giảm chi phí vận chuyển. Các ngành sản xuất có điều kiện hạ tầng để tổ chức hiệu quả, phát triển qui mô lớn. Hàng hóa xuất nhập khẩu dễ dàng hơn. Thông tin kinh tế – xã hội được cập nhật nhanh chóng và kinh tế số có nền tảng để phát triển. Các vùng miền và địa phương có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học trong và ngoài nước. Điều kiện đó là thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan