TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
đi Phan Thiết còn 2 tiếng
Nội dung bài viết

Thực hư câu chuyện đi Phan Thiết chỉ 2 tiếng đồng hồ?

Thực hư câu chuyện đi Phan Thiết chỉ 2 tiếng đồng hồ?

Ngày 29/04/2023, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động. Với tốc độ tối đa cho phép đạt 120km/h, cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 2 tiếng thay vì 5-6 tiếng so với trước đây. Tuy nhiên, câu chuyện đi Phan Thiết chỉ 2 tiếng có thực sự đúng như những gì đã được thông tin? Hãy cùng TPI Land đi chứng thực thông tin này nhé!

Đã từng, những chuyến đi Phan Thiết kéo dài 5-6 tiếng

Phan Thiết chỉ cách TP.HCM khoảng 200km, nhưng điểm nghẽn về hạ tầng đã khiến Phan Thiết chưa thực sự phát triển xứng tầm với tiềm năng hiện hữu. Trước khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vận hành thì việc di chuyển từ TP.HCM đến TP. Phan Thiết khiến nhiều người phải lắc đầu ngán ngẩm. Bởi chuyến đi có thể kéo dài 5-6 tiếng khi mà Phan Thiết không có bất kỳ tuyến cao tốc hay sân bay nào.

Du khách từ TP.HCM muốn phải di chuyển đến TP. Phan Thiết thì phải thông qua Quốc lộ 1, nơi đang dần trở nên bị quá tải vì lưu lượng giao thông ngày một tăng. Đặc biệt là tình trạng ùn tắc trong dịp lễ hay mùa du lịch thường xuyên xảy ra trên tuyến đường này.

Để kết nối với TP. Phan Thiết từ TP.HCM thì thường di chuyển bằng:

  • Đường bộ: thông thường, khi điều kiện giao thông thông thoáng thì mất khoảng 5-6 tiếng. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng ùn tắc giao thông hoặc đường xá không tốt thì thời gian di chuyển có thể kéo dài. 
  • Đường sắt: du khách có thể kết nối từ ga Sài Gòn (TP.HCM) đến ga Phan Thiết chỉ trong khoảng 4-5 tiếng. Một lợi thế dành cho du khách khi sử dụng tàu hỏa là thời gian di chuyển ổn định, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết hay tình trạng giao thông xấu.

Do thời gian di chuyển khá dài, cả đi lẫn về tiêu tốn hết nửa ngày. Vì thế, Phan Thiết không phải là một trong những điểm đến ưu tiên hàng đầu của nhiều người khi nghĩ đến du lịch biển ngắn ngày.

đi phan thiết 2 tiếng
Những chuyến đi kéo dài 5-6 tiếng qua Quốc lộ 1

Chứng thực câu chuyện đi Phan Thiết chỉ 2 tiếng từ TP.HCM

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết chính thức khánh thành

Ngày 29/04/2023 đã chính thức đánh dấu cột mốc khởi đầu cho sự phát triển bứt phá của TP.Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung với sự khánh thành của cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc kết nối giữa tỉnh Bình Thuận và các tỉnh phía Nam nhanh chóng hơn, đặc biệt là TP.HCM nhằm thu hút lượng lớn nguồn khách du lịch và các nhà đầu tư đến với địa phương.

>>> Xem thêm: Chi tiết cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài 99km với chiều dài qua Đồng Nai là 51,5km và Bình Thuận là 47,5km. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe, giai đoạn phân kỳ hiện tại có 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Sau khi khánh thành, dự án đưa vào khai thác 3/7 nút giao:

  • Nút giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
  • Nút giao với Quốc lộ 1 (địa phận xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
  • Nút giao đường nối với Ba Bàu với quốc lộ 1 (địa phận xã Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).

Tiến độ hiện tại của các hạng mục còn lại

Các công tác hoàn thiện các hạng mục đường gom, đường dân sinh hay nút giao vẫn tiếp tục được nhà thầu đẩy mạnh tiến độ để hoàn thiện toàn tuyến giai đoạn phân kỳ, dự kiến khai thác 4 nút giao còn lại vào 30/06/2023:

  • Nút giao Quốc lộ 56 (Cẩm Mỹ, Đồng Nai): hướng đi Cẩm Mỹ, Long Khánh (Đồng Nai) hay huyện Xuyên Mộc, Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu).
  • Nút giao ĐT765 (Xuân Lộc, Đồng Nai):  đi Xuân Lộc, hoặc có thể tiếp cận Khu du lịch Núi Chứa Chan.
  • Nút giao Tỉnh lộ 720 (Hàm Tân, Bình Thuận): đi thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân hoặc đi các huyện miền núi Tánh Linh, Đức Linh.
  • Nút giao Quốc lộ 55 (Hàm Tân, Bình Thuận): kết nối khu vực ven biển thị xã La Gi, Hàm Tân hoặc lên hướng huyện Tánh Linh để đi Lâm Đồng.
đi phan thiết 2 tiếng
Cao tốc vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thiện

Hướng dẫn lộ trình đi Phan Thiết thông qua cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Sau khi khánh thành, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chưa thu phí phương tiện lưu thông. Hiện tại, trên google map đã chính thức cập nhật tuyến đường này với ký hiệu CT01. Chúng ta có thể dễ dàng kết nối với TP. Phan Thiết với sự chỉ dẫn của google map.

đi phan thiết 2 tiếng
Những chuyến đi Phan Thiết sẽ rút ngắn còn 2 tiếng

Hoặc các tài xế có thể tham khảo lộ trình đi sau đây:

  • Từ TP.HCM, tài xế bắt đầu từ nút giao An Phú để vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Ra khỏi nút giao Quốc lộ 51, đến Km 43+125 sẽ gặp nút giao với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. 
  • Sau đó, rẽ phải vào đường nhánh để bắt đầu đi vào cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.  Đi khoảng tầm 4km là gặp trạm thu phí, hiện tại thì tuyến này chưa tiến hành thu phí. Tài xế chỉ cần chạy một mạch đến cuối tuyến sẽ gặp nút giao Km 0+00 nối Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). 
  • Nối liền với nút giao là tuyến đường nhỏ dẫn về xã Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), tài xế cần chú ý biển báo để rẽ phải ra tuyến đường huyện này và đi tiếp 2,6km để ra Quốc lộ 1. Từ điểm này, đi khoảng 14km là có thể tiếp cận trung tâm TP. Phan Thiết.
  • Dọc trên cao tốc còn có nút giao Quốc lộ 1 (địa phận xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Vì thế, có thể nhanh chóng kết nối với xã Xuân Lộc (Đồng Nai) và huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Với lộ trình như trên, khi xe di chuyển với vận tốc trung bình 80-90km/h thì bắt đầu từ nút giao An Phú (TP. Thủ Đức, TP.HCM) di chuyển đến hết cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết thì sẽ mất khoảng 1,5 tiếng trong điều kiện giao thông tốt. Cần phải chuyển thêm 20- 30 phút nữa thông qua Quốc lộ 1 thì sẽ đến trung tâm Phan Thiết.

Sự xuất hiện của tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết luôn được nhiều người quan tâm và thích thú trải nghiệm ngay ngày khánh thành thông xe. Đồng thời, dịp khánh thành cao tốc vừa hay trùng với dịp lễ lớn (29/4 – 30/4 & 1/5) nên thuận lợi cho du khách đi trải nghiệm tuyến cao tốc để du lịch Phan Thiết. Vì thế, ngay ngày khánh thành, dòng xe đông đúc từ TP.HCM bắt đầu di chuyển vào cao tốc để trải nghiệm về quê hoặc đi chơi vào dịp lễ lớn này.

Từ đó, có thể thấy được tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết luôn được nhiều người mong chờ kể từ khi bắt đầu có quy hoạch. Chặng đường từ TP.HCM đến Bình Thuận trở nên gần hơn bao giờ hết khi mà câu chuyện “sáng Phan Thiết, chiều Sài Gòn” trở nên dễ dàng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan