TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Nội dung bài viết

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

Hơn 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận, lần đầu tiên tỉnh có một tuyến cao tốc liền mạch, giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa các khu vực và mang lại những cơ hội mới cho phát triển kinh tế và du lịch của vùng. Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã đánh dấu bước đột phá ngoạn mục, trở thành tuyến đường vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển giao thông Bình Thuận nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam nói chung.

Tầm chiến lược của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Trước đây, giao thông trên Quốc lộ 1 từ TP.HCM đến Bình Thuận trải qua những cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng. Ùn tắc này đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như gây khó khăn cho người dân và du khách di chuyển.

Tuy nhiên, với sự hoàn thiện và thông xe của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, mọi thứ đã thay đổi một cách ngoạn mục. Thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết giờ đây chỉ còn khoảng 2 tiếng, so với 4-5 giờ như trước đây. Điều này mang lại lợi ích lớn cho ngành du lịch và kinh tế của Bình Thuận.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn lộ trình TP.HCM đi Phan Thiết

Không chỉ giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Trở thành đầu mối trung tâm cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với miền Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như từ Bắc vào Nam. Việc xây dựng tuyến cao tốc này đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp và du lịch các địa phương dọc theo tuyến đường.

Đồng thời, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với Sân bay Long Thành. Đây là một trong năm tuyến giao thông quan trọng đóng vai trò kết nối cho sân bay quốc tế Long Thành, cảng hàng không quy mô lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Không chỉ có vai trò kết nối giao thông, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây còn là điểm kết nối các trung tâm động lực phát triển của vùng Đông Nam bộ nói riêng và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung như: TP.HCM, Sân bay Long Thành.

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, Phan Thiết sẽ trở thành thành phố biển kết nối gần nhất với sân bay khi chỉ mất khoảng 60 phút di chuyển. Từ trục chính của sân bay ở phía Đông, sẽ có tuyến đường số 3 dài 8,5 km kết nối vào tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết. Tuyến đường này được thiết kế với quy mô gồm 8 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành, có bề rộng từ 85 đến 115 m.

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

Thông tin chi tiết Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là 6/11 dự án thành phần của hệ thống cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017-2020) với:

  • Tổng chiều dài là 99km. Trong đó, đoạn qua Bình Thuận dài 47,7km và đoạn qua Đồng Nai dài 51,3km.
  • Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe, vận tốc thiết kế đạt 120km/h. Giai đoạn phân kỳ hiện tại có 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
  • Tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.
  • Do Ban Quản lý dự án Thăng Long – Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
  • Khởi công: năm 2020
  • Hoàn thành: năm 2023

Cập nhật tiến độ mới nhất của Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Kể từ 29/4/2023, Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã khai thác tạm tuyến chính với 3/7 nút giao:

  • Nút giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây: rẽ vào cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khoảng 4km sẽ gặp trạm thu phí, và hiện tại thì cao tốc này vẫn chưa bắt đầu thu phí phương tiện.
  • Nút giao với Quốc lộ 1 (địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đi về thị trấn Gia Ray, hay các xã trong Xuân Lộc.
  • Nút giao Ba Bàu đi quốc lộ 1 (địa phận xã Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) hướng về TP. Phan Thiết.

Đến tháng 06/2023, khối lượng hoàn thiện toàn tuyến còn khá lớn. Cụ thể như 4 nút giao còn lại vẫn đang khẩn trương thi công hoàn thiện, dự kiến vận hành vào 30/06 gồm: Nút giao Quốc lộ 56 (Cẩm Mỹ, Đồng Nai), nút giao ĐT765 (Xuân Lộc, Đồng Nai), Nút giao Tỉnh lộ 720 & Nút giao Quốc lộ 55 (Hàm Tân, Bình Thuận). Các hạng mục khác như đường ngang, đường gom dân sinh, hoàn thiện hàng rào,… vẫn còn rất chậm, không đáp ứng yêu cầu tiến độ. Hiện tại, đơn vị thi công vẫn gấp rút đẩy nhanh cho kịp hoàn thiện khai thác toàn tuyến vào 06/2023.

tien do cao toc phan thiet dau giay thang 6.2023 3 jpg

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

tien do cao toc phan thiet dau giay thang 6.2023 2 jpg

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết quy hoạch giao thông Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Du lịch Bình Thuận khởi sắc

Hiện tại, du lịch Bình Thuận đang trải qua giai đoạn tăng trưởng ấn tượng kể từ những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong thời gian gần đây, Bình Thuận liên tục ghi nhận sự tăng trưởng về lượng khách du lịch và doanh thu. Ví dụ, trong tháng 3/2023, tỉnh đã đón hơn 700.000 lượt khách, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước, và doanh thu đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng 2,7 lần. Trái lại, tháng 4/2023, Bình Thuận đã đón 736.100 lượt khách, tăng gần 65%, với doanh thu đạt khoảng 1.890 tỷ đồng, tăng 2,3 lần. Tháng 5/2023, sau khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây về đích, toàn tỉnh ước đón khoảng 805.300 lượt khách, tăng 66,45%, cùng với doanh thu gần 2.015 tỷ đồng, tăng 2,3 lần.

Theo dự báo cho nửa đầu năm 2023, Bình Thuận dự kiến ​​sẽ đón hơn 4.460.000 lượt khách, trong đó có khoảng 133.950 khách quốc tế, và doanh thu từ hoạt động du lịch đạt gần 11.350 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2022), tỉnh này đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể với lượng khách tăng gấp đôi và doanh thu tăng gấp vài lần.

Trong tháng 6 này chính là thời điểm bước vào cao điểm du lịch hè 2023, dự kiến ​​lượng khách du lịch Bình Thuận sẽ tiếp tục tăng cao. Hiện tại khu vực trung tâm thành phố du lịch biển, tuyến đường Hàm Tiến – Mũi Né và khu vực phía Nam Phan Thiết đã chứng kiến nhộn nhịp với dòng xe du lịch đổ về.

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc
Dọc các tuyến đường Phan Thiết đông đúc xe cộ dừng chân

Một số yếu tố thuận lợi đã đóng góp vào sự phục hồi và tăng trưởng của du lịch Bình Thuận như sự khánh thành của 2 tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Phan Thiết – Vĩnh Hảo. Bình Thuận vẫn duy trì sức hút là điểm đến hấp dẫn nhờ các yếu tố như nghỉ dưỡng cao cấp, thể thao giải trí trên biển và đồi cát, ẩm thực đa dạng, nổi bật với các tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí như Novaworld Phan Thiết, Thanh Long Bay, APEC Mandala Wyndham Mũi Né,…  Đặc biệt, đảo Phú Quý đang trở thành một điểm đến có sức hút mạnh mẽ với du khách. Bên cạnh đó, Bình Thuận thu hút đông đảo hoạt động, sự kiện với sự đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023 – Bình Thuận Hội tụ xanh.

Tổng thể, du lịch Bình Thuận đang trải qua giai đoạn tăng trưởng tích cực, với lượng khách và doanh thu tăng cao. Các yếu tố thuận lợi và thế mạnh của vùng đang góp phần vào sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch trong khu vực này.

BĐS nghỉ dưỡng Bình Thuận được đà lên “như diều gặp gió”

Bình Thuận có nhiều thế mạnh về du lịch và bất động sản biển, nhưng tiềm năng du lịch của địa phương này chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc thông xe tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, đã thúc đẩy thị trường bất động sản tại Bình Thuận. Cột mốc này đã mang đến cơ hội phát triển mới cho bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận. Sự cải thiện giao thông cùng với việc tổ chức hàng trăm sự kiện và lễ hội trong năm cũng góp phần tăng cường quảng bá và thu hút du khách đến Bình Thuận. Bên cạnh đó, Bình Thuận đang tăng tốc và chuẩn bị cho chu kỳ phục hồi trong lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh chính phủ triển khai các chính sách vĩ mô nhằm kích thích thị trường.

Cùng với sự phát triển của du lịch, bên cạnh mô hình khách sạn hay khu nghỉ dưỡng truyền truyền thống, Bình Thuận đã xuất hiện thêm nhiều loại hình sản phẩm bất động sản mới mẻ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Cụ thể, trong nhiều năm trở lại đây, Bình Thuận dần “chuyển mình” với sự đổ bộ của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực BĐS như: Novaland, Sunshine Group, Hưng Lộc Phát, Nam Group, APEC Group,… hay mới nhất là tin Sun Group đang nghiên cứu đầu tư tại Phan Thiết. Với những nền tảng vững chắc từ các tập đoàn lớn, BĐS Bình Thuận như “con diều” chờ ngày vươn cao bứt phá, và Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chính là “cơn gió mạnh” đưa BĐS nghỉ dưỡng Bình Thuận đi lên.

Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

Điều này có thể thấy được qua sự đông đúc du khách đến trải nghiệm tại các dự án nghỉ dưỡng: Novaworld Phan Thiết, Thanh Long Bay,… Đặc biệt là dự án APEC Mandala Wyndham Mũi Né được đà đón đầu khi vận hành ngay thềm khánh thành Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Có thể nói, APEC Mũi Né là dự án duy nhất hưởng lợi khi vừa vận hành đã có thể đón đầu lượng khách dịp lễ lớn 30/04 – 01/05 và bây giờ là dịp cao điểm hè 2023.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết dự án APEC Mandala Wyndham Mũi Né

5/5 - (2 bình chọn)

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Quét mã QR
Hoặc để lại số điện thoại