TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Đưa Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ thế giới
Nội dung bài viết

Đưa Cảng Cái Mép – Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ thế giới

Đưa Cảng Cái Mép – Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ thế giới

Theo định hướng quy hoạch tổng thể của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á với khu thương mại tự do Cái Mép. Hãy cùng TPI Land tìm hiểu thông tin cũng như quy hoạch Cảng Cái Mép – Thị Vải trong tương lai nhé!

Theo Báo cáo từ Cục Hàng hải Việt Nam, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện đang chiếm hơn 16% tổng lượng hàng hóa được xếp dỡ thông qua các cảng biển trên toàn quốc, 35% khối lượng container cả nước và 50% khối lượng container tại miền Nam. Tỉ lệ này đứng thứ hai chỉ sau cảng Cát Lái (TP.HCM).

Vị trí chiến lược, xứng tầm trung tâm

Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là một trong ba cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, là cửa ngõ hướng ra biển của các tỉnh phía Nam, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế nối liền Bắc – Nam và Đông – Tây của thế giới và là điểm cuối cùng của đường xuyên Á nối liền Việt Nam với các nước ASEAN. Nhờ vị trí thuận lợi, cảng Cái Mép – Thị Vải hội tụ nhiều tiềm năng để hình thành và phát triển trung tâm logistics và cảng biển trung chuyển quốc tế từ châu Âu, Trung Đông qua khu vực Bắc Á và châu Mỹ.

Đặc biệt, sông Cái Mép – Thị Vải là sông giáp cửa biển, rất ít bị bồi lắng, có độ sâu luồng rạch lớn, cho phép các tàu trọng tải lớn ra vào thuận lợi. Thường xuyên có luồng, có tuyến, có chân hàng từ các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Đưa Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ thế giới
Sơ đồ liên kết khu vực của Cảng Cái Mép – Thị Vải

Bà Rịa – Vũng Tàu còn nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nơi đóng góp khoảng 32% GDP cả nước hàng năm, hơn 44% tổng thu ngân sách cả nước và là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất cả nước, chiếm 41,1%.

Cùng với việc hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển phát triển, sân bay quốc tế Long Thành đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang tương đối hoàn thiện. Những dự án quan trọng như cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông liên cảng Cái Mép – Thị Vải và đường sắt kết nối đã tạo nên một mạng lưới giao thông đa dạng, giúp Bà Rịa – Vũng Tàu liên kết mạnh mẽ với vùng hậu phương và mở rộng kết nối với cả khu vực quốc tế.

Cảng Cái Mép đạt hạng cao trong danh sách cảng container hiệu quả nhất thế giới

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hãng tin tài chính S&P Global Market Intelligence công bố Chỉ số CPPI (Container Port Performance Index – Chỉ số hoạt động cảng container), Cảng Cái Mép của Việt Nam xếp thứ 12 trên tổng số 348 cảng biển trên thế giới, với sản lượng hàng container thông qua đạt 4 triệu Teu/năm. Đáng chú ý, cảng Cái Mép xếp hạng cao hơn các cảng biển lớn khác ở châu Á như Yokohama – Nhật Bản (vị trí thứ 15), Singapore (vị trí thứ 18), Busan – Hàn Quốc (vị trí thứ 22). Tại khu vực Đông Nam Á, cảng Tanjung Pelepas của Malaysia tăng lên 10 hạng so với năm 2021, xếp ở vị trí thứ 6.

Chỉ số CPPI được tính dựa trên thời gian tàu vào luồng, cậ tàu rời cảng ra luồng, thời gian cập cảng, hiệu suất bốc và dỡ hàng, cũng như tổng khối lượng hàng được xử lý trong mỗi chuyến tàu và thời gian tàu rời cảng để trở lại luồng biển. Ngoài ra, chỉ số còn tính đến hai yếu tố quan trọng khác là khả năng tiếp nhận tàu lớn (góp phần tiết kiệm nhiên liệu) và sự ứng dụng của công nghệ thông tin và số hoá trong quá trình hoạt động cảng.

Siêu tàu container lớn nhất thế giới cập bến Bà Rịa - Vũng Tàu
Siêu tàu container lớn nhất thế giới cập bến Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiện nay, khu vực Cái Mép – Thị Vải có tổng cộng khoảng 35 bến cảng, và hiện đã đưa vào khai thác 22 bến cảng (gồm 19 dự án chính thức và 3 dự án tạm khai thác). Công suất hoạt động của khu vực này đạt 117,8 triệu tấn hàng/năm. Trong số này, có 7 cảng container với tổng công suất đạt 6,8 triệu TEU hàng/năm.

Cảng Cái Mép – Thị Vải hiện đang là 1 trong 19 cảng nước sân trên thế giới, có thể tiếp nhận siêu tàu container ra vào và trở thành cảng trung chuyển quốc tế đưa hàng từ Việt Nam đi thẳng tới Bắc Mỹ, châu Âu mà không phải thông qua các cảng trung chuyển khác. Tháng 03/2023, cảng Cái Mép – Thị Vải cũng đón chuyến tàu container OOCL Spain với sức chở 24.188 Teu (khoảng hơn 230.000 DWT) cập bến. Đây cũng là một trong những siêu tàu container lớn nhất thế giới từ trước đến nay.

Xây dựng ‘siêu cảng’ Cảng Cái Mép – Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Nhóm 4 đã được quy hoạch để đảm bảo xử lý lượng hàng hóa từ năm 2021 đến năm 2030, trong khoảng từ 461 đến 540 triệu tấn, với một phần riêng biệt là hàng container, từ 23 đến 28 triệu TEU. Sản lượng hành khách dự kiến trong khoảng từ 1,7 đến 1,8 triệu lượt khách.

Về tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng biển này sẽ được phát triển để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5% đến 3,8% mỗi năm. Sản lượng hành khách dự kiến tăng trưởng bình quân từ 0,9% đến 1% mỗi năm.

Đưa Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ thế giới
Quy hoạch cảng Cái Mép – Thị Vải trong thời gian tới

Trong đó, cảng biển Cái Mép đã được quy hoạch với vai trò là cảng cửa ngõ và trung chuyển quốc tế. Khu vực bến cảng này bao gồm các loại bến như container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí. Cảng có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải từ 80.000 đến 250.000 DWT, hoặc có khả năng tiếp nhận tàu lớn hơn nếu đáp ứng được điều kiện, và cũng có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp và tàu hàng lỏng/khí trọng tải lên đến 150.000 DWT hoặc lớn hơn, nhưng sẽ được giảm tải phù hợp với điều kiện hoạt động trên tuyến luồng hàng hải.

Khu bến Thị Vải đã được quy hoạch nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng. Khu bến cảng này bao gồm các loại bến như tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí. Khu vực này có khả năng tiếp nhận tàu với trọng tải lên đến 100.000 DWT tại Phú Mỹ, hoặc có khả năng tiếp nhận tàu lớn hơn nếu đáp ứng được điều kiện. Tại Mỹ Xuân, khả năng tiếp nhận tàu là đến 60.000 DWT và phía thượng lưu cầu Phước An có khả năng tiếp nhận tàu với trọng tải đến 30.000 DWT.

Hạ tầng phục vụ cho việc phát triển khu bến cảng Cái Mép – Thị Vải như xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đặc biệt là đoạn từ Biên Hòa – Cái Mép để liên kết với khu cảng Cái Mép – Thị Vải. Đồng thời, việc xây dựng các tuyến đường liên cảng và các tuyến kết nối tới các bến cảng trong khu vực Cái Mép – Thị Vải cũng được ưu tiên (như cầu Phước An để kết nối đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải với cao tốc Bến Lức – Long Thành).

Đưa Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ thế giới
Các hệ thống hạ tầng được ưu tiên đầu tư kết nối cảng

Về hạ tầng đường thủy nội địa và ven biển, sự tập trung được đặt vào việc cải tạo và nâng cấp các tuyến hành lang đường thủy nội địa theo quy hoạch đã được lập ra. Đặc biệt, các tuyến đường thủy nội địa trong hành lang logistics liên kết Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ với các cảng biển tại TP. HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như các tuyến vận tải thủy quốc tế đến Campuchia được ưu tiên trong công tác cải tạo và nâng cấp.

>>> Xem thêm: Quy hoạch tổng thể cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Về hạ tầng đường sắt, sự định hướng nghiên cứu và đầu tư tập trung vào tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, kết nối với tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh. Mục tiêu của tuyến đường sắt này là vận chuyển hàng hóa từ khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cũng như thực hiện vận tải liên quốc tế đến khu vực Cái Mép.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Quét mã QR
Hoặc để lại số điện thoại