TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo 11.000 tỷ chính thức thông xe
Nội dung bài viết

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo 11.000 tỷ chính thức thông xe

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo 11.000 tỷ chính thức thông xe

Sau bao ngày “lỡ hẹn”, vào lúc 10h hôm nay ngày 19/05/2023, Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo với tổng vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng đã chính thức thông xe. Song song đó, cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đã rút ngắn tiến độ và đưa vào khai thác sớm 3 tháng so với kế hoạch. Hãy cùng TPI cập nhật tình hình cả 2 cao tốc ngày thông xe nhé! 

Sự kiện thông xe của cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo như là một trợ lực mới cho giao thông đối ngoại của tỉnh Bình Thuận. Nâng tổng chiều dài cao tốc Bắc – Nam qua Bình Thuận lên khoảng 151km. Từ đó, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo kết hợp cùng cao tốc Long Thành – Dầu Giây tạo nên tuyến cao tốc liền mạch giữa TP.HCM – Đồng Nai – Bình Thuận. Liệu cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo sẽ đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của du lịch lẫn BĐS Bình Thuận?

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo đi vào vận hành nhiều lần “lỡ hẹn”

Thông tin chi tiết cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo là dự án thành phần thuộc công trình đường bộ Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 (2017-2020), có quy mô đầu tư như sau:

  • Tổng chiều dài: 100,8 km đi qua 4 huyện của tỉnh Bình Thuận gồm: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong. Điểm đầu từ xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (giao với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết) đến điểm cuối xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (giao với cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm).
  • Chiều rộng 32,25m với quy mô giai đoạn hoàn thiện 6 làn xe, thiết kế 3 lớp bê tông nhựa, vận tốc thiết kế cho phép tối đa 120km/h.
  • Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án 7
  • Tổng mức đầu tư: 10.853 tỷ đồng
  • Khởi công: tháng 09/2020

Hiện tại, cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo đang được triển khai đầu tư giai đoạn phân kỳ với quy mô 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp và 5 nút giao, tốc độ tối đa cho phép 80km/h.

Mục tiêu của quy hoạch tuyến cao tốc này

  • Rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến các trung tâm kinh tế, du lịch như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa,… Cụ thể, thời gian di chuyển toàn tuyến cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo sẽ mất khoảng 1 tiếng 15 phút với tốc độ tối đa 80km/h.
  • Giảm áp lực cho tuyến Quốc lộ 1, đang ngày càng quá tải lưu lượng giao thông.
  • Cơ hội cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp cận các nguồn đầu tư từ phía Nam.

Cận cảnh cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo ngày thông xe

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo ngày thông xe đã được đơn vị thi công tập trung nguồn lực hoàn thành các hạng mục trên tuyến chính để đưa vào khai thác ngày 19/05/2023. Các hạng mục cần thiết như: hệ thống chiếu sáng, lắp đặt hàng rào bảo vệ, bảng ghi số điện thoại khẩn cấp, bảng chỉ dẫn,… đã được hoàn thiện khang trang để phục vụ nhu cầu đi lại trong ngày thông xe.

Khác với sự đông đúc ngày thông xe 29/04 của cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo ngày đầu thông xe khá vắng vẻ, tình hình giao thông thông thoáng, tuyến chính đã hoàn thiện. Tuy nhiên, một số hạng mục công trình vẫn còn ngổn ngang máy móc thi công. Xuất hiện tình trạng xe máy di chuyển trong cao tốc.

cao tốc Bình Thuận

cao tốc Bình Thuận

cao tốc Bình Thuận

cao tốc Bình Thuận

Cận cảnh cao tốc Nha Trang – Cam Lâm ngày thông xe

Bên cạnh sự kiện thông xe cao tốc Phan Thiết  – Vĩnh Hảo của Bình Thuận thì tại Khánh Hòa, cao tốc Nha Trang – Cam Lâm cũng được khai thác thông xe cùng ngày 19/05/2023. Theo đó, cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đã tăng cường tiến độ và rút ngắn thời gian đưa vào khai thác sớm 3 tháng so với kế hoạch.

  • Giai đoạn phân kỳ, dự án có tổng chiều dài: 49km với chiều rộng 17m, 4 làn xe lưu thông, không có làn dừng khẩn cấp, vận tốc tối đa cho phép 80km/h.
  • Khởi công tháng 09/2021
  • Tổng mức đầu tư: hơn 7.600 tỷ đồng
  • Phạm vi quy mô: điểm đầu tại huyện Diên Khánh, điểm cuối tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa (nối cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm)

Khác với cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo là khai thác toàn bộ nút giao, cao tốc Nha Trang – Cam Lâm chỉ khai thác 2/4 nút giao: gồm nút giao đầu tuyến kết nối với Quốc lộ 27C (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) và nút giao cuối kết nối với Quốc lộ 27B (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa). Cũng như cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, cao tốc Nha Trang – Cam Lâm ngày đầu thông xe cũng khá ít phương tiện lưu thông.

cao tốc nha trang - cam lâm thông xe

Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo 11.000 tỷ chính thức thông xe

Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo 11.000 tỷ chính thức thông xe

Trong năm 2024, tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm (đang thi công) hoàn thiện, sẽ kết nối trực tiếp 2 tuyến cao tốc: Phan Thiết – Vĩnh Hảo, Nha Trang – Cam Lâm. Từ đó, tạo nên tuyến cao tốc liên kết liền mạch 5 tỉnh thành: TP.HCM – Đồng Nai – Bình Thuận – Ninh Thuận – Khánh Hòa. Từ đó, tạo động lực to lớn trong việc phát triển kinh tế khu vực nói chung và từng địa phương nói riêng.

Cao tốc thông xe

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo: trợ lực mới cho Bình Thuận cùng cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Kết nối những địa danh du lịch nổi tiếng nhanh hơn

Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo kết nối với nhiều tuyến quốc lộ. Đây là cơ hội để các địa phương lân cận tăng tốc phát triển. Đặc biệt, sự hoàn thiện cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo giúp rút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng hơn.

1. Nút giao với Quốc lộ 28, còn gọi là Nút giao Ma Lâm (địa phận thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc): sau khi xuống tại nút giao này, có thể di chuyển trên Quốc lộ 28 , vượt đèo Gia Bắc và đi khoảng 80km là đến trung tâm thị trấn Di Linh, khoảng 150km đến Đà Lạt (Lâm Đồng). Hoặc rẽ xuống hướng Bình Thuận để kết nối với Sân bay Phan Thiết (đang thi công).

2. Nút giao với Quốc lộ 28B hay còn gọi là nút giao Đại Ninh (huyện Bắc Bình): đây là nút giao được kỳ vọng sẽ thu hút tài xế đường dài và xe khách chọn lựa, bởi từ Quốc lộ 28B:

  • Hướng đi Lâm Đồng: di chuyển khoảng 50km sẽ đến đèo Đại Ninh, điểm check-in lý tưởng cho chuyến hành trình đi Đà Lạt, và từ đây cần di chuyển thêm 70km nữa thì đến Đà Lạt.
  • Hướng đi Bình Thuận, từ Quốc lộ 28B di chuyển xuống đường tỉnh ĐT716 là có thể tiếp cận “thủ phủ resort” Mũi Né, Khu du lịch Quốc gia Bàu Trắng, Cánh đồng điện gió,…

3. Nút giao chợ Lầu (huyện Bắc Bình): từ nút giao này có thể di chuyển theo đường ven biển để  tiếp cận được Bãi biển Cổ Thạch, hay Khu bảo tồn thiên nhiên Kalon Sông Mao.

4. Nút giao Vĩnh Hảo với cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm (xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong): từ nút giao này kết nối với Quốc lộ 1 để đến Ninh Thuận.

Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo 11.000 tỷ chính thức thông xe

>>> Xem thêm: Bình Thuận bứt phá cùng 2 tuyến cao tốc hoàn thiện năm 2023

BĐS Bình Thuận được đà tăng nhiệt

Với sự hoàn thiện của cả 2 tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và Phan Thiết – Vĩnh Hảo, Bình Thuận được đà tăng sức hút trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư BĐS. Bởi một trong những yếu tố tạo nên tiềm năng của BĐS Bình Thuận là vị trí chiến lược, cửa ngõ giao thương của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ – Tây Nguyên – Nam Trung Bộ. Những năm gần đây, điểm nghẽn cho sự phát triển của BĐS Bình Thuận là hạn chế về hạ tầng giao thông. Nhưng vấn đề này đã được giải quyết bằng sự hoàn thiện của 2 tuyến cao tốc.

Với tài nguyên du lịch biển độc đáo, Bình Thuận đã thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Khi việc di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận đã trở nên dễ dàng hơn. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, làm tăng nhu cầu về BĐS nghỉ dưỡng.

Trong niềm hân hoan của 2 tuyến cao tốc về đích, Bình Thuận đã và đang dần lấy lại vị thế trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng. Nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng đã sẵn sàng đón đầu lượng khách du lịch đến thăm địa phương vào Năm Du lịch Quốc gia 2023.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan