TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành
Nội dung bài viết

Sau 4 năm “bất động”, cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công trở lại

Sau 4 năm “bất động”, cao tốc Bến Lức – Long Thành chính thức thi công trở lại

Sau hơn 9 năm khởi công trong đó có 4 năm phải tạm dừng thi công bởi vướng mắc trong việc bố trí nguồn vốn, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành với tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng đã chính thức được tái khởi động, thi công trở lại tại một số gói thầu. Hãy cùng TPI Land cập nhật thông tin quy hoạch và tiến độ mới nhất của Cao tốc Bến Lức – Long Thành nhé!

Tổng quan quy hoạch cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành là hạng mục quan trọng trong dự án trọng điểm quốc gia – đường Vành đai 3 TP.HCM, là tuyến đường được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ miền Tây sang miền Đông.

Quy mô và nguồn vốn của cao tốc Bến Lức – Long Thành

Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 7/2014 và kế hoạch ban đầu là hoàn thành vào năm 2018, do Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư với tổng vốn 31.320 tỷ đồng, tương đương hơn 1,6 tỷ USD. Nguồn vốn để xây dựng cao tốc này được huy động từ ba nguồn chính:

  • Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với số tiền hơn 13.654 tỷ đồng.
  • Vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với số tiền hơn 11.975 tỷ đồng.
  • Vốn đối ứng trong nước với số tiền hơn 5.689 tỷ đồng.

Toàn tuyến có tổng chiều dài 57,1km đi qua địa phận các tỉnh Long An – TP.HCM – Đồng Nai, được thiết kế với 4 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp, cho phép vận tốc tối đa là 120km/h.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến đường quan trọng trong tuyến khép kín Vành Đai 3 (nguồn ảnh: Kinh tế Sài Gòn Online)

Tuyến cao tốc được chia thành các đoạn cụ thể như sau:

  • Đoạn đi qua tỉnh Long An: dài 4,89km và nằm trong hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc.
  • Đoạn đi qua TP.HCM: dài 24,92km và đi qua các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
  • Đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai: dài 27,28km và nằm trong hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
  • Điểm đầu của tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành nằm tại nút giao Mỹ Yên với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
  • Điểm cuối là nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Các gói thầu của Cao tốc Bến Lức – Long Thành

1. Phân đoạn phía tây:

  • Chiều dài: 21,1 km
  • Gồm 5 gói thầu: A1, A2-1, A2-2, A3 và A4
  • Nguồn vốn: vay USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) theo hiệp định vay số 2730-VIE ký ngày 5/5/2011 trị giá 350 triệu USD (khoản vay lần 1) đã đóng 30/6/2019.

2. Phân đoạn giữa:

  • Chiều dài: 10,7 km
  • Chủ yếu là các cầu lớn vượt sông, có độ phức tạp rất cao về kỹ thuật
  • Gồm 3 gói thầu: J1, J2 và J3
  • Nguồn vốn: vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

3. Phân đoạn phía đông:

  • Chiều dài: 25,3 km
  • Gồm các gói thầu A5, A6 và A7
  • Nguồn vốn: vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với hiệp định số 3391-VIE ký ngày 9/1/2017 trị giá 286 triệu USD (khoản vay lần 2) có hiệu lực từ 5/5/2017 đã được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn đến hết 31/12/2023.
Các gói thầu của cao tốc Bến Lức - Long Thành
Các gói thầu của cao tốc Bến Lức – Long Thành (nguồn ảnh: Kinh tế Sài Gòn Online)

Mỗi phân đoạn đều có các gói thầu riêng với nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế khác nhau. Phân đoạn giữa chủ yếu tập trung vào xây dựng các cầu vượt sông lớn, điều này đòi hỏi độ phức tạp kỹ thuật cao và đầu tư lớn. Việc chia dự án thành các phân đoạn này nhằm tối ưu hóa quản lý và triển khai dự án một cách hiệu quả.

Tái khởi động cao tốc tỷ đô Bến Lức – Long Thành

Chính phủ gỡ vướng cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành dự kiến hoàn thành vào năm 2018, nhưng đến năm 2019, dự án vẫn chưa hoàn thiện và tạm dừng thi công. Lý do tạm dừng thi công của Cao tốc Bến Lức – Long Thành là do gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật và không được bố trí vốn từ năm 2019. Mặc dù tiến độ thi công đã đạt trên 81% khối lượng, nhưng đa số gói thầu đã phải tạm dừng và không tiến hành thi công tiếp.Dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng cộng 11 gói thầu xây lắp, trong đó đã hoàn thành được 81% khối lượng công việc.

Vì lý do trên, các nhà thầu đã dừng thi công từ giữa năm 2019, gây ra tình trạng dự án dang dở và không thể tiếp tục triển khai. Việc tạm dừng thi công kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ và hiệu quả của dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Đến tháng 03/2023, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành với các nội dung sau:

  • Lùi tiến độ dự án: Bộ GTVT đề xuất cho phép lùi tiến độ dự án tới hết tháng 9/2025.
  • Sử dụng tiền thu phí nhàn rỗi: Cho phép VEC sử dụng tiền thu phí đang tạm nhàn rỗi để thay thế vốn đối ứng còn lại và vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hết hạn giải ngân.

Trước vướng mắc của dự án, Văn phòng Chính phủ đã có những động thái gỡ vướng cho dự án:

  • Chỉ đạo tháo gỡ thủ tục cho VEC bố trí vốn đối ứng còn lại nhằm tái thi công dự án.
  • Ban hành Nghị quyết 41 vào tháng 03/2023: giao cho VEC tự cân đối, bố trí nguồn vốn đối ứng còn lại. Theo tính toán của Chủ đầu tư VEC, số vốn đối ứng còn lại khoảng 758 tỷ đồng, và khoảng 5.200 tỷ vốn vay của ADB hết hạn nhưng chưa giải ngân.

>>> Xem thêm: Năm 2023: Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đưa Bình Thuận bứt tốc

Cập nhật tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đã có một số cải thiện và những nỗ lực đáng kể. Dưới đây là tình hình tiến độ cụ thể cho từng gói thầu:

  1. Gói thầu đoạn phía Tây: đã hoàn thành 84% tiến độ
  • Gói A2-1 & A3: đã hoàn thành cơ bản
  • Gói A1, A2-2 & A4: đã chấm dứt hợp đồng. Hiện VEC đã phát hành hồ sơ mời thầu gói A1; hoàn thiện hồ sơ mời thầu, đang trình Bộ Giao thông – Vận tải lựa chọn nhà thầu với gói thầu A2-2 và A4.
  1. Gói thầu phân đoạn giữa: khối lượng đạt khoảng 85%
  • Gói thầu J1 (sử dụng vốn ODA của JICA): Đã tái khởi động và dự kiến hoàn thành vào cuối quý 2/2025.
  • Gói thầu J2 (sử dụng vốn ODA của JICA): Đã hoàn thành
  • Gói thầu J3 (sử dụng vốn ODA của JICA): Đã chấm dứt hợp đồng, hiện đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu mới. 
  1. Phân đoạn phía đông: khối lượng đạt khoảng 62%
  • Gói A6: thi công đạt 34% khối lượng thì đã tạm dừng vì phát sinh vướng mắc và đã chấm dứt hợp đồng.
  • Gói A5 và A7: Các nhà thầu đang tiến hành nước rút thi công các hạng mục, trong đó hạng mục quan trọng nhất là cầu Thị Vải qua sông Thị Vải. Nhà thầu đã cam kết hoàn thành hạng mục này vào cuối năm nay. Điều chỉnh tiến độ thi công, gia hạn thời gian thực hiện đối với gói thầu A7.
Các gói thầu của cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cập nhật tiến độ về đích dự kiến của cao tốc Bến Lức – Long Thành (nguồn ảnh: vnexpress)

Một số điều chỉnh đối với dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây đã được điều chỉnh thời gian hoàn thành đến ngày 30/9/2025, thay vì hoàn thành trong năm 2023 như quyết định trước đây. Đồng thời, tổng mức đầu tư dự án cũng đã được điều chỉnh giảm xuống còn 30.073 tỷ đồng, giảm 1.247 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án sau điều chỉnh bao gồm:

  • Vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với số tiền 8.065 tỷ đồng (giảm 5.588 tỷ đồng).
  • Vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với số tiền 10.587 tỷ đồng (giảm 1.388 tỷ đồng).
  • Vốn đối ứng với số tiền 3.872 tỷ đồng (giảm 1.817 tỷ đồng).
  • Bổ sung vốn Tổng công ty Đầu tư phát triển đường Cao tốc Việt Nam (VEC) tự thu xếp với số tiền 7.547 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh cơ chế tài chính đối với nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á theo cơ chế VEC vay lại 100% vốn vay nước ngoài. Điều này có thể giúp VEC tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn và giảm bớt áp lực về tài chính trong quá trình triển khai dự án.

Những hình ảnh mới nhất tháng 07/2023 về tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành

Kể từ khi được Chính phủ chỉ đạo, trên công trường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã thi công nhộn nhịp trở lại.

Các kỹ sư và công nhân tấp nập cho công tác kiểm tra máy móc, trang thiết bị sau một thời gian dài ngừng thi công
Các kỹ sư và công nhân tấp nập cho công tác kiểm tra máy móc, trang thiết bị sau một thời gian dài ngừng thi công (Nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ online)
Tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành
Gói thầu J1 của cao tốc Bến Lức – Long Thành có chiều dài 2,5km: xây dựng cầu dây văng Bình Khánh và cầu cạn Bắc qua sông Soài Rạp (thuộc Nhà Bè và Cần Giờ, TP.HCM) (Nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ online)

Tien do cao toc Ben Luc Long Thanh 17 jpg

Cầu dây văng Bình Khánh là một công trình quan trọng của cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cầu dây văng Bình Khánh là một công trình quan trọng của cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ Online)
Tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua Đồng Nai đang được đẩy nhanh
Tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn qua Đồng Nai đang được đẩy nhanh (Nguồn ảnh: vnexpress)
Công trường cầu bắt qua sông Thị Vải (thuộc gói thầu A7) đang nhộn nhịp công nhân và máy móc
Công trường cầu bắt qua sông Thị Vải (thuộc gói thầu A7) đang nhộn nhịp công nhân và máy móc (Nguồn ảnh: vnexpress)

Những thông tin trên cho thấy tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được cải thiện và các nhà thầu đang nỗ lực để hoàn thành các gói thầu trong thời gian cam kết.

>>> Xem thêm: Cuối năm 2023, Việt Nam sẽ đạt 1.852km đường cao tốc

Cơ hội mới cho nền kinh tế chung của khu vực

Việc về đích của cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế nói chung và có nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực Đông Nam Bộ và Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể:

  1. Giảm thời gian di chuyển: Cao tốc Bến Lức – Long Thành giúp giảm thời gian di chuyển giữa các tỉnh và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và giao thương. Việc giảm thời gian di chuyển từ các khu công nghiệp ở vùng ven TP.HCM đến Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc miền Tây sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực.
  2. Góp phần thúc đẩy bất động sản: Cao tốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển các dự án bất động sản trong khu vực ven tuyến đường cao tốc như Long An, TP. HCM, Đồng Nai. Ngoài ra, BĐS Bà Rịa – Vũng Tàu được hưởng lợi với sự rút ngắn thời gian di chuyển giữa miền Tây đến Vũng Tàu, tạo đà thu hút du lịch cho nơi đây. Các khu vực tiềm năng và bất động sản nghỉ dưỡng tại Bà Rịa – Vũng Tàu có thể hưởng lợi từ sự thuận tiện trong việc tiếp cận của khách du lịch. Điều này góp phần tạo đột phá và thu hút đầu tư từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  3. Kích thích đầu tư hạ tầng: Các dự án hạ tầng giao thông nghìn tỷ cũng được kỳ vọng sẽ tiến hành trong khu vực. Việc cải thiện hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và phát triển kinh tế trong khu vực, đồng thời thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tổng thể, việc hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội phát triển cho bất động sản và hạ tầng giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ và Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này đem lại lợi ích lớn cho cả cư dân và doanh nghiệp, và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khu vực trong tương lai.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Quét mã QR
Hoặc để lại số điện thoại