TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Nội dung bài viết

Chi tiết quy hoạch Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chi tiết quy hoạch Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Căn cứ văn bản số 4478/UBND-TH ngày 29/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc thống nhất nội dung Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh tại Tờ trình số 5258/TTr-SKHĐT ngày 30/12/2022.

Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bình Thuận

Giai đoạn 2021-2030

Hướng tới năm 2030, Bình Thuận dự kiến phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển cụ thể như sau:

  • Có mức GRDP bình quân khoảng 7.800 – 8.000 USD.
  • Cơ bản tạo lập được “hệ sinh thái phát triển” (Development Ecology) tốt.
  • Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng trên 60%, các đô thị hạt nhân được “thông minh hóa”.
  • Nền kinh tế dựa trên trụ cột chính là: (i) Công nghiệp; (ii) dịch vụ bao gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; (iii) nông nghiệp công nghệ cao.
  • Các năng lực sản xuất mới tổ chức theo chuỗi và hình thành các cụm liên kết ngành.

Tầm nhìn đến 2050

Hướng tới mục tiêu “Việt Nam trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ”, với tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, triển vọng phát triển tỉnh Bình Thuận được dự báo:

  • Có mức GRDP bình quân/người từ 32.000 – 35.000 USD.
  • Có một “hệ sinh thái phát triển” (Development Ecology) tốt.
  • Tỷ lệ đô thị hóa đạt tới gần 70% với hệ thống các đô thị thông minh, hiện đại; phát huy giá trị chuỗi đô thị có lịch sử lâu đời, độc đáo và có bản sắc.
  • Là đầu mối trung tâm giao thương của ba vùng kinh tế lớn: Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, hiện đại (được điều khiển vận hành thông minh): Sân bay 4F; Cảng biển hiện đại; đường cao tốc kết nối thuận lợi với các tỉnh lân cận; Đường sắt tốc độ cao kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Khánh Hòa; Hạ tầng số với năng lực cao tạo nền tảng Platform cho tiếp tục hiện đại hóa nền kinh tế; Hệ thống giao thông đô thị được tổ chức tốt với các loại hình kết nối thuận lợi với các đô thị trong tỉnh.

Định hướng tổ chức không gian kinh tế – xã hội

Tỉnh Bình Thuận phát triển theo nguyên tắc: Một trục động lực – Hai trục liên kết – Ba hành lang phát triển – Bốn trung tâm

sơ đồ tổ chức không gian tỉnh

01 trục động lực

Trục động lực hay có thể gọi là Trục Đông Bắc – Tây Nam gắn với hệ thống đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia và QL1A; kết nối giao thông quan trọng để kết nối với tiểu vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Nha Trang, Văn Phong, Nam Phú Yên, Quy Nhơn…) và vùng Đông Nam Bộ (Vũng Tàu, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh). Trong đó, đặc biệt là hướng kết nối về vùng TP. Hồ Chí Minh (với khoảng 200 km đường cao tốc ~ khoảng 2h vận chuyển).

02 trục liên kết

  1. Trục liên kết du lịch:
  • Mục tiêu:  gắn du lịch biển tại Bình Thuận với du lịch núi rừng tại tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.
  • Thông qua các tuyến QL28 (kết nối thành phố Phan Thiết về Di Linh – Lâm Đồng), QL28B (kết nối khu vực Mũi Né, Phan Rí Cửa về Liên Nghĩa (Lâm Đồng) và xa hơn là thành phố Đà Lạt và vùng Tây Nguyên, tuyến kết nối thị trấn Liên Hương về Phan Dũng và tiếp tục đi về Tà Năng (Lâm Đồng), Tân Sơn (Ninh Thuận), tuyến kết nối khu vực Tà Kóu, Kê Gà về Đa Mi và kết nối đến Bảo Lộc (Lâm Đồng).
  1. Trục liên kết sản xuất:
  • Mục tiêu: gắn với nguồn tài nguyên khoáng sản, nông lâm sản tại Lâm Đồng, Đăk Nông và vùng Tây Nguyên kết hợp với tài nguyên khoáng sản, nông, lâm, thủy sản tại chỗ.
  • Thông qua các tuyến QL55, QL55B (Kết nối khu vực Hàm Tân, La Gi cùng cảng Sơn Mỹ qua Đức Linh, Tánh Linh, QL28 kết hợp với tuyến đường bộ cao tốc kết nối thị trấn Vĩnh Tân và cảng Vĩnh Tân về Lâm Đồng và xa hơn là Đăk Nông, Đăk Lăk.

03 hành lang phát triển

  1. Vùng phát triển thứ nhất: gắn với trục động lực (trùng với trục động lực).
  2. Vùng phát triển ven biển: hình thành tuyến giao thông đường bộ ven biển để kết nối các chức năng: công nghiệp – du lịch – đô thị – nông nghiệp ven biển. Là khu vực năng động phát triển kinh tế theo chủ trương phát triển hướng biển.
  3. Vùng phát triển kết các khu vực phía Tây Bắc, phía Bắc tỉnh Bình Thuận: chia sẻ tiềm năng, tài nguyên trong việc phát triển, kết nối với 2 trục liên kết. Tổ chức các đô thị dọc theo các điểm giao cắt giữa hành lang hỗ trợ phát triển và các trục liên kết để hình thành các trung tâm hỗ trợ (trong đó có đô thị Võ Xu – Đức Tài).

04 vùng trung tâm

  1. Vùng trung tâm (TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Đảo Phú Quý) với hạt nhân phát triển là TP. Phan Thiết.
  • Tiểu vùng động lực ven biển.
  • Tiểu vùng sinh thái phía Bắc.
  1. Vùng Đông Bắc (Tuy Phong – Bắc Bình)
  2. Vùng Tây Nam (La Gi – Hàm Tân)
  3. Vùng Tây Bắc (Đức Linh – Tánh Linh)

Định hướng phân bổ không gian đô thị

Tầm nhìn đến năm 2050, đưa Bình Thuận trở thành điểm đến phạm vi toàn cầu:

  • Thành phố Phan Thiết hoàn thành các tiêu chí đô thị du lịch loại II trong thời kỳ 2021 – 2030, và các tiêu chí đô thị loại I trong thời kỳ 2031 – 2050
  • Hình thành thành phố La Gi đô thị loại III trên cơ sở thị xã La Gi trong thời kỳ 2021 – 2025, hoàn thành các tiêu chí cơ bản của đô thị loại II trong thời kỳ 2026-2030 để tiến tới hình thành thành phố La Gi đô thị loại II trong thời kỳ 2031 – 2050 trên cơ sở nâng cấp, mở rộng thị xã La Gi hiện nay
  • Hình thành thị xã mới ở khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận đô thị loại III, trên cơ sở nâng cấp, mở rộng hệ thống đô thị hiện hữu hiện nay trong thời kỳ 2031 – 2050
  • Các trung tâm huyện lỵ khác cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV.

sơ đồ quy hoạch hệ thống đô thị

>>> Xem thêm: Quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lộ trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận

 Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến tăng từ 38,6% (năm 2020) lên khoảng 46,3% (năm 2025) và khoảng 50,8% (năm 2030). Dự kiến cuối giai đoạn tầm nhìn (đến năm 2050) có thể đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65-70%.

STT Thành phố/Huyện Hiện trạng Năm 2025 Năm 2030 Ghi chú
1 TP. Phan Thiết II II II
2 Thị trấn Liên Hương V IV IV
3 Thị trấn Phan Rí Cửa IV IV IV
4 Đô thị Vĩnh Tân V
5 Thị trấn Chợ Lầu V V V
6 Thị trấn Lương Sơn V V V
7 Thị trấn Ma Lâm V V V
8 Thị trấn Phú Long V Dự kiến sáp nhập vào TP. Phan Thiết (2021-2025)
9 Thị trấn Thuận Nam V V V
10 Thị trấn Tân Nghĩa V V V
11 Thị trấn Tân Minh V V V
12 Đô thị Sơn Mỹ V
13 Thị xã La Gi III III III Dự kiến 
14 Thị trấn Lạc Tánh V V V
15 Thị trấn Võ Xu V IV IV
16 Thị trấn Đức Tài V V V

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

quy hoạch bình thuận

quy hoạch bình thuận

định hướng tổ chức không gian

quy hoạch bình thuận

Trên đây là những cập nhật mới nhất của dựa trên Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đồ án Quy hoạch tỉnh Bình Thuận vẫn đang trong quá trình điều chỉnh và bổ sung. Các thông tin về quy hoạch tỉnh sẽ được cập nhật mới thường xuyên tại bài viết này, thường xuyên theo dõi TPI Land để không bỏ sót thông tin mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan