TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Nội dung bài viết

Bà Rịa – Vũng Tàu đón loạt tập đoàn mới đầu tư vào tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu đón loạt tập đoàn mới đầu tư vào tỉnh

Với vị trí thuận lợi cùng cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang thu hút nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án công nghiệp xanh, sạch và công nghệ cao.

Ngày 11/10/2023, Đại diện Sở công thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông tin về các giải pháp phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, công nghiệp xanh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, hình thành mô cụm liên kết, chuỗi giá trị trong thời gian tới.

Điểm danh một số tên tuổi lớn đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiện tỉnh đang có 13/15 KCN và 16 CCN đang hoạt động với tổng diện tích 9.045ha. Theo quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 23 KCN/CCN – đô thị – dịch vụ và 16 CCN với tổng diện tích gần 16.000ha.

>>> Xem thêm: Chi tiết quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh có 663 dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp, gồm 552 dự án đang hoạt động trong các KCN, 30 dự án CCN và 81 dự án hoạt động ngoài KCN/CCN.

Từ năm 2021, nhiều tập đoàn, công ty có thương hiệu lớn trong  và ngoài nước lựa chọn Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến đầu tư như: Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Tập đoàn Austal (Úc), Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), Tập đoàn Marubeni (Nhật), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn Hòa Phát (Việt Nam), Tập đoàn Vard (Na Uy), Tập đoàn SMC (Việt Nam), Tập đoàn Hoa Sen (Việt Nam), Công ty Cổ phần Dịch Vụ Cà Phê Cao Nguyên (thương hiệu cà phê Highlands)…

1 jpg
Dự án tỉ đô của Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG Hyosung tại khu vực Cái Mép – Thị Vải đã đi vào hoạt động năm 2021

Đặc biệt, có một số dự án quy mô lớn với vốn đầu tư trên 1 tỷ USD: Tổ hợp hóa dầu miền Nam (Thái Lan), Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng (LGP) của Tập đoàn Hyosung.

Sản phẩm của các dự án này là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào cho các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo hạ nguồn, nhờ đó tạo tác động tích cực thu hút, thúc đẩy nhiều dự án sản xuất sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào tỉnh. Đồng thời đóng góp một lượng lớn vào nguồn thu ngân sách của địa phương.

Giải mã lý do các tập đoàn đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu

Thế mạnh du lịch

Với lợi thế tự nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu được Chính phủ quy hoạch phát triển công nghiệp dầu khí, đặc biệt là hóa dầu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng được quy hoạch trở thành vùng du lịch đẳng cấp quốc tế với lợi thế hơn 300km bờ biển.

Trong đó, có những bờ biển đặc biệt như Côn Đảo và đường bờ biển kéo dài khoản 100km từ Vũng Tàu tới Bình Châu (Xuyên Mộc), có thể tắm biển quanh năm.

Cụ thể, trong Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào năm 2025 thì việc kết nối du khách từ Sân bay Long Thành đến các điểm du lịch tại tỉnh vô cùng dễ dàng và thuận tiện.

Hệ thống giao thông liên vùng xuyên suốt

Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu mạng lưới giao thông trọng điểm quốc gia như:

  • Cảng biển Cái Mép – Thị Vải: trên cả nước có 2 cảng biển đặc biệt tầm quốc gia tại Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu, tăng sự cạnh tranh với các nước trong khu vực, hướng đến thực hiện chủ trương trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.
  • Sân bay Quốc tế Long Thành: gần kề Sân bay Long Thành, cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước với công suất thiết kế đạt 100 triệu lượt khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

quy hoạch trung tâm logistics cái mép hạ

Ngoài ra, hiện tỉnh đang đầu tư hệ thống đường giao thông ven biển dài 84km với 6 làn xe kết nối với đường Liên cảng, cầu Phước An để vào cao tốc Bến Lức-Long Thành; cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Bà Rịa-Vũng Tàu có những lợi thế so với nơi khác đó là hệ thống khí gas và cảng hàng lỏng, cảng để nhập hàng lớn. Thứ hai là cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải có những chuyến hàng đi trực tiếp đi châu Âu và châu Mỹ. 70% sản lượng nguyên vật liệu thép trong các ngành công nghiệp cơ bản nằm ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bà Rịa-Vũng Tàu gần TP.HCM-trung tâm tài chính, kinh tế năng động nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng đóng góp gần 40% GDP của cả nước.

 

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan