TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Nội dung bài viết

Chi tiết điều chỉnh quy hoạch thành phố Vũng Tàu đến năm 2035

Chi tiết điều chỉnh quy hoạch thành phố Vũng Tàu đến năm 2035

Căn cứ vào quyết định mới nhất số 586/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 vào ngày 17/05/2019.

Tổng quan quy hoạch thành phố Vũng Tàu

Phạm vi quy hoạch gồm tổng diện tích khoảng 15.034ha, được giới hạn như sau:

  • Phía Đông và Nam: giáp biển Đông và một phần huyện Long Điền
  • Phía Tây: giáp vịnh Rành Gái
  • Phía Bắc: giáp thành phố Bà Rịa và một phần thị xã Phú Mỹ.

Tính chất:

  • TP. Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Là trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ hậu cần thủy hải sản, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng biển, dịch vụ khai thác dầu khí của cả nước.
  • Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Quy mô dân số:

  • Đến năm 2025: đạt khoảng 500.000 – 520.000 người
  • Đến năm 2035: đạt khoảng 620.000 – 650.000 người

>>> Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển không gian

7 phân khu phát triển chính trong quy hoạch thành phố Vũng Tàu

Chi tiết điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035
Sơ đồ 7 phân khu phát triển trong quy hoạch thành phố Vũng Tàu

1. Khu vực Đảo Long Sơn

Theo quy hoạch thành phố Vũng Tàu đến năm 2035, Đảo Long Sơn sẽ là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác, hình thành đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp; cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu và bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vùng ngập mặn.

  • Tổng diện tích: khoảng 4.100ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.760ha.
  • Quy mô dân số: tối đa khoảng 45.000 người

>>> Xem thêm: Chi tiết quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đảo Long Sơn

2. Khu vực Gò Găng

Khu đô thị mới gắn với sân bay Gò Găng, khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản công nghệ cao.

  • Tổng diện tích: khoảng 1.400ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.265ha
  • Quy mô dân số: tối đa khoảng 60.000 người

3. Khu vực Bắc Phước Thắng

Bảo tồn vùng vành đai xanh, cảnh quan sinh thái tự nhiên trên cơ sở hệ thống các sông: Ba Cội, Cỏ May, Dinh, Cửa Lấp và rừng ngập mặn: hình thành khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái mật độ thấp và trung tâm dịch vụ du lịch gắn với rừng ngập mặn.

  • Tổng diện tích: khoảng 2.324ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 700ha
  • Quy mô dân số: tối đa khoảng 35.000 người

4. Khu vực Công nghiệp – Cảng

Duy trì các khu công nghiệp và cảng hiện có. Mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình, phát triển khu công nghiệp, logistics, dịch vụ hậu cảng. Cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu gắn với khu vực Cát Lở, gia tăng quy mô dân số tại các khu dân cư hiện hữu. Tổng diện tích: khoảng 987ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 745ha

5. Khu vực đô thị hiện hữu

Tập trung cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị theo hướng bảo tồn cấu trúc không gian đô thị truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị.

  • Tổng diện tích: khoảng 2.074ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.716ha.
  • Quy mô dân số: tối đa 240.000 người.

Gồm các khu vực thành phần như sau:

  • Khu vực Núi Lớn, Núi Nhỏ: duy trì các khu công viên rừng kết hợp du lịch, vui chơi – giải trí, tạo điểm nhấn cảnh quan thành phố.
  • Khu vực Bãi Sau: duy trì điểm nhấn du lịch hiện hữu, ưu tiên phát triển hỗn hợp các loại hình dịch vụ đô thị, đảm bảo xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội. Đối với khu vực dân cư hiện hữu, hạn chế gia tăng dân số nhằm khai thác và phát triển dịch vụ du lịch.
  • Khu vực cù lao Bến Đình: cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu; hình thành khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hợp gồm nhà ở – dịch vụ thương mại, văn phòng và đảm bảo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư.

6. Khu vực Bắc Vũng Tàu (phía Bắc đô thị hiện hữu)

Theo quy hoạch thành phố Vũng Tàu đến năm 2035, đây sẽ là trung tâm hành chính mới của thành phố Vũng Tàu, trung tâm văn hóa, du lịch, thể thao, dịch vụ thương mại, trung tâm đào tạo.

Tổng diện tích: khoảng 2.212ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.200ha

Quy mô dân số: tối đa khoảng 230.000 người.

  • Khu vực Bàu Trũng: ưu tiên hình thành công viên văn hóa – hồ điều hòa.
  • Khu vực sân bay cũ: tái thiết đô thị sau khi di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng. Phát triển với các chức năng chính: khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, vui chơi giải trí, quảng trường,…

>>> Xem thêm: Chi tiết quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị Bắc Vũng Tàu

7. Khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp

Phát triển khu hỗn hợp chức năng chủ yếu: du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi – giải trí, sân golf, dịch vụ thương mại và các không gian mở công cộng.

  • Tổng diện tích: khoảng 1.034ha (trong đó bao gồm khu golf Paradise)
  • Quy mô dân số: tối đa khoảng 45.000 người

>>> Xem thêm: Chi tiết quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu du lịch Chí Linh – Cửa Lấp

Các trục không gian chính

Hình thành các trục không gian chính dọc các tuyến đường 30/4, 2/9, 3/2 với các công trình hỗn hợp có các kiến trúc hiện đại. Ưu tiên phát triển các tuyến ngang để kết nối không gian đô thị với không gian biển.

Hành lang ven biển tại Bãi Trước: hạn chế phát triển các công trình có quy mô lớn để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử đô thị.

Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Sau đến Cửa Lấp: tăng cường hướng tiếp cận của người dân đô thị đến các bãi biển thông qua trục ngang, tạo lập các không gian công cộng như quảng trường biển phục vụ cộng đồng.

Chi tiết điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035

Bố trí tầng cao đô thị

Theo quy hoạch thành phố Vũng Tàu đến năm 2035, một số khu vực sẽ kiểm soát tầm cao công trình cao tầng:

  • Khu vực đô thị hiện hữu: hạn chế phát triển cao tầng tại khu vực ven Núi Lớn, Núi Nhỏ và hành lang ven biển tại Bãi Trước, Bãi Sau nhằm đảm bảo các hướng nhìn về núi, ra biển, và từ biển vào đô thị. Đồng thời phải đảm bảo thấp hơn 2/3 chiều cao các đỉnh núi.
  • Khu vực Gò Găng: kiểm soát tầm cao nhằm đảm bảo các hoạt động bay của Sân bay Gò Găng.
  • Hàng lang ven biển: hạn chế các công trình có mặt đứng gây chắn tầm nhìn, hướng gió và chia cắt không gian đô thị với không gian biển.

Các khu vực khuyến khích công trình cao tầng: tại các khu vực phát triển mới, khu vực giao cắt giữa các trục đường chính đô thị.

Định hướng giao thông

Giao thông đối ngoại:

  • Đường bộ: xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nâng cấp Quốc lộ 51.
  • Đường sắt: xây dựng đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu
  • Đường hàng không: thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam và các quy hoạch có liên quan.

Giao thông đô thị: Nâng cấp chỉnh trang hệ thống đô thị hiện có. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục dọc.

Bên cạnh đó, TP. Vũng Tàu sẽ được quy hoạch là trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW (Nghị quyết 24) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

5/5 - (1 bình chọn)

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan