Trong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, việc người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài muốn sở hữu cho mình một căn nhà ở Việt Nam để kinh doanh hay đơn giản là một căn hộ nghỉ dưỡng khi nghỉ hưu về già là một việc vô cùng phổ biến. Vậy khi sở hữu một căn hộ hay đất đai ở Việt Nam, người Việt Kiều có được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng hay không ?
Việt kiều bao gồm những ai?
Thuật ngữ “Việt kiều” là một thuật ngữ thông dụng trong cộng đồng người Việt, được sử dụng để chỉ những người Việt Nam định cư và sinh sống tại các quốc gia ngoài quốc gia nơi họ sinh sống ban đầu. Việt kiều – Cộng đồng người Việt định cư và sinh sống ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (Nguồn:Internet) Tuy nhiên, thuật ngữ “Việt kiều” không được quy định và sử dụng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Việc sử dụng thuật ngữ này thường được thực hiện theo quy ước và truyền thống trong cộng đồng, không có sự chính thức từ pháp luật. Quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:- Công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
- Người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam nhưng khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú lâu dài ở nước ngoài.
Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024, Việt kiều khi sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thông thường được gọi là sổ đỏ, sổ hồng.
Vì vậy, khi thỏa mãn các điều kiện để sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật, người Việt kiều hoàn toàn có quyền tự mình đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng khi sở hữu bất động sản tại Việt Nam Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ khi sở hữu bất động sản tại Việt Nam không ? (Nguồn: Báo Lao Động) Điều kiện để Việt kiều được đứng tên sổ đỏ khi sở hữu bất động sản tại Việt Nam Tại Khoản 3, Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2024 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở, sẽ được phép sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất cũng như là các giấy tờ liên quan như sổ đỏ, sổ hồng tại Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau: – Đối với trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam, thì hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. – Đối với trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài yêu cầu người Việt kiều phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận là người gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, hộ chiếu còn phải có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài có được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ? ( Nguồn: Internet) Theo Luật Đất đai năm 2024, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở. Họ có thể nhận chuyển quyền sử dụng đất, nhà ỡkmnkm cũng như là đứng tên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, thông qua các hình thức như mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng việc mua nhà ở Việt Nam đối với người Việt kiều là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng đòi hỏi người Việt kiều phải tuân thủ đúng quy định pháp luật của Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi và hợp pháp cho bản thân, việc tìm hiểu kỹ luật pháp và thủ tục cần thiết trước khi tiến hành giao dịch là điều vô cùng quan trọng. Các bài viết tin tức sẽ được TPILAND.com cập nhật hàng ngày. Hãy quay lại để biết thêm thông tin chi tiết về dự án.Yến Khoa
Cần tư vấn thêm thông tin?
Điền form để nhận tư vấn trực tiếp về luật bất động sản đối với Việt Kiều/Người nước ngoài từ chuyên viên của TPI Land. Mọi thông tin của quý khách sẽ được bảo mật
5/5 - (1 bình chọn)