TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
khu thương mại tự do
Nội dung bài viết

Đột phá kinh tế với mô hình khu thương mại tự do

Đột phá kinh tế với mô hình khu thương mại tự do

Với mục tiêu xây dựng một cảng trung chuyển tầm cỡ tại Đông Nam Á, khu thương mại tự do sẽ là một trong những bước đột phá trong việc thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu và thu hút các nhà đầu tư đến và tạo nên những giá trị về kinh tế. Vậy Việt Nam đã có khu thương mại tự do nào chưa? Hãy cùng TPI Land tìm hiểu về mô hình khu thương mại tự do này nhé!

Mô hình khu thương mại tự do

Trong thương mại quốc tế, hàng hóa luân chuyển giữa các nước thường vấp phải hai hàng rào: thuế quan (thuế xuất khẩu, nhập khẩu) và biện pháp quản lý thương mại (phi thuế quan như các giấy phép, hạn ngạch, kiểm tra chuyên ngành,…).

Trong khi đó, hoạt động thương mại tự do (free trade) sẽ giảm thiểu đáng kể hoặc xóa bỏ sự “khó chịu” của hàng rào trên. Hàng hóa được lưu chuyển giữa các nước dễ dàng và thuận lợi nhất, giống như luân chuyển trong cùng một quốc gia.

Khu thương mại tự do (Free Trade Zone – FTZ) là một loại hình khu kinh tế có không gian địa lý – kinh tế được Nhà nước xác định, có lợi thế nhất định về vị trí địa lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư và không áp dụng thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp quản lý thương mại. Trong khu thương mại tự do, hàng hóa nước ngoài có thể đem đến, xử lý, chế biến, chia tách, gia công, đóng gói mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Sau đó, hàng hóa này có thể nhập khẩu vào nước sở tại, hoặc xuất khẩu đi nước khác mà không cần đưa vào nước sở tại.

Cùng TPI Land phân biệt các thuật ngữ Đặc khu kinh tế (SEZ), Khu thương mại tự do (FTZ) và Khu vực thương mại tự do (FTA)

Đặc khu kinh tế (SEZ)

Khu thương mại tự do (FTZ)

Khu vực thương mại tự do (FTA)

Về địa lý Là khu vực có địa giới xác định, có diện tích rộng hơn khu công nghiệp, khu chế xuất của một quốc gia. Là khu vực có địa giới xác định trong một quốc gia. Có quy mô rộng hàng trăm hecta cho đến vài trăm, vài nghìn km2. Không phụ thuộc vào quốc gia khác, mà chính là hành động của chính quyền quốc gia đó. Là hình thức hòa nhập thương mại giữa một nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ cùng nhau thỏa thuận cắt giảm thuế quan và các hàng rào thương mại cho hàng hóa lưu thông giữa các nước, dựa trên sự thiết lập của văn bản thỏa thuận “Hiệp định thương mại tự do”.
Mục đích Tạo khu vực mở, ít chịu sự ràng buộc bởi hệ thống các quy định hành chính chồng chéo và áp dụng nhiều ưu đãi chế độ hải quan, ngoại hối, thị thực đối với các nhà đầu tư. Thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.  Tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và những lợi ích liên quan từ thương mại, đi kèm với sự phân bổ lao động và chuyên môn hóa quốc tế.
Bản chất Thay đổi cả bộ máy quản lý lẫn thể chế. Chỉ đổi mới về thể chế chính sách. Còn tổ chức quản lý hoạt động theo cơ chế chính sách và luật pháp quốc gia. Chịu ảnh hưởng của công pháp quốc tế, trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước.

>>> Xem thêm: Phú Mỹ sẽ có Trung tâm Logistics lớn nhất cả nước?

Việt Nam có khu thương mại tự do chưa?

Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 quốc gia đang vận hành các Khu thương mại tự do, với hơn 4.500 Khu thương mại tự do và khu phụ, tại Châu Á có khoảng 450 Khu thương mại tự do…  Các nước lân cận Việt Nam như Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia đã có FTZ. Hay xa hơn nữa là Jebel Ali của UAE, Colon của Panama cũng là những khu thương mại tự do khá nổi tiếng.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, dù trải qua quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia 15 FTA nhưng vẫn chưa có một khu thương mại tự do nào. Việt Nam cần có các khu thương mại tự do để tạo sức hút cho hàng hóa và phát triển lĩnh vực logistics.

Cảng và khu thương mại tự do cộng sinh và cộng hưởng lẫn nhau. Dù khu thương mại tự do có thể đặt ở bất kỳ đâu, nhưng khu này sẽ phát huy tối đa giá trị khi đặt ở nơi có hàng hóa lưu chuyển càng nhiều càng tốt. Cụ thể, nơi hàng hóa ra vào nhiều nhất chính là cảng biển. Các khu thương mại tự do thường được thiết lập gần các sân bay quốc tế, cảng biển và cửa khẩu đường bộ, đây là những vùng có lợi thế về thương mại. Nếu khu thương mại tự do gắng liền với một cảng thì cảng đó sẽ được gọi là cảng tự do (free port).

Để đạt được mục tiêu trở thành cảng trung chuyển tầm cỡ tại Đông Nam Á, Việt Nam cần có các khu thương mại tự do để trợ lực tạo sức hút cho cảng biển và dịch vụ logistics phát triển. Một trong những địa phương có hệ thống cảng biển phát triển dẫn đầu của khu vực phía Bắc là Hải Phòng và phía Nam là Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời cũng là 2 địa phương duy nhất có cảng biển đặc biệt quốc gia.

khu thương mại tự do
Tập đoàn Joton đầu tư vào việc thành lập khu thương mại tự do tại Tiên Lãng, Hải Phòng

Cụ thể, tại Hải Phòng sẽ có một khu thương mại tự do tại huyện Tiên Lãng, do Tập đoàn Joton đầu tư triển khai bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là dự án góp phần thực hiện hóa mục tiêu của Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khu thương mại tự do tại huyện Tiên Lãng sẽ được Tập đoàn Joton dự kiến hoàn tất đề án nghiên cứu tiền khả thi và trình Chính phủ vào cuối năm nay. Ngoài ra, theo quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050, phát triển khu thương mại tự do trong khu kinh tế Đình Vũ.

khu thương mại tự do
Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ gắn liền với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải

Cùng với Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có nhiều tiềm năng để phát triển khu thương mại tự do tại khu vực Cái Mép Hạ. Đây cũng là chủ trương được đặt ra tại Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc “Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ” nhằm tạo không gian đặc thù, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của cả vùng và cả nước.

Với sự chuẩn bị của các khu thương mại tự do tại Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam đang từng bước “mở cửa” ra thế giới, tạo động lực tăng trưởng cho các địa phương trong tương lai, xứng tầm một cảng trung chuyển tầm cỡ tại Đông Nam Á.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Quét mã QR
Hoặc để lại số điện thoại