TPI Land

Ẩn/hiện quảng cáo
Ảnh 1
Nội dung bài viết

Quảng Ngãi sẽ phát triển 10 khu công nghiệp, tổng diện tích đất 6.648 ha

Quảng Ngãi sẽ phát triển 10 khu công nghiệp, tổng diện tích đất 6.648 ha

Theo Quy hoạch Quảng Ngãi được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt số 1456/QĐ-TTg ngày 22/11/2023. Đến năm 2030, Quảng Ngãi định hướng phát triển 10 khu công nghiệp (KCN), trong đó, 6 KCN nằm trong Khu kinh tế Dung Quất và 4 KCN nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quốc, với tổng diện tích đất khoảng 6.648ha.

Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp quan trọng

Các ngành Công nghiệp quan trọng

  • Hướng tới 2030, các ngành công nghiệp chủ lực của Quảng Ngãi là: lọc hoá dầu, hình thành Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng Quốc gia, luyện kim thép.
  • Hướng tới 2050, các ngành công nghiệp chủ lực của Quảng Ngãi là: sản xuất điện (năng lượng sạch, năng lượng tái tạo), công nghiệp chế biến sâu nông lâm thuỷ sản, chế tạo cơ khí.

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu phát triển tổng quát:

  • Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành một trong những trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Hướng tới 2050, phấn đấu đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao và trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của vùng Duyên hải miền Trung.

Mục tiêu phát triển một số ngành quan trọng:

  • Hướng tới 2030, dầu mỏ và luyện thép tiếp tục là các ngành kinh tế chủ lực tiếp tục dẫn dắt sự phát triển kinh tế của Quảng Ngãi. Hướng tới 2050, dầu mỏ và luyện kim thép duy trì sản xuất với quy mô ổn định.
  • Hướng tới 2030, dần hình thành các chuỗi sản xuất, chế biến sâu nông sản. Hướng tới 2050, chế biến sâu nông sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ngãi.
  • Hướng tới 2030, dần hình thành các khu vực sản xuất điện quy mô lớn với các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hướng tới 2050, quy mô ngành sản xuất điện (điện gió, điện mặt trời, điện khí, điện sinh khối) đủ lớn để giúp Quảng Ngãi trở thành một trung tâm năng lượng của vùng Duyên hải miền Trung.

Chỉ tiêu phát triển

Giai đoạn 2021 – 2025: 

  • Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp – Xây dựng 7,0 – 8,0%/năm.
  • Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp 8 – 9%/năm.

Giai đoạn 2026 – 2030:

  • Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp – Xây dựng 8,0 – 9,0%/năm.
  • Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp: 8,5 – 9,5%/năm.

Sắp xếp, tổ chức không gian các ngành Công nghiệp quan trọng

Các dự án công nghiệp đóng vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh và đóng vai trò là hạt nhân tạo nên hệ sinh thái các cụm ngành CN thép và hậu thép, CN Lọc hóa dầu, CN chế biến chế tạo, CN hỗ trợ,… bao gồm Tổ hợp luyện thép Hòa Phát, Trung tâm lọc hóa dầu Bình Sơn, Trung tâm nhiệt điện Dung Quất, Nhà máy Doosan Vina v.v. được đặt tại KKT Dung Quất, Huyện Bình Sơn, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi, và các dự án khác tại Khu công nghiệp VSIP, và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

STT

Tên khu công nghiệp Diện tích hiện trạng (Ha) Diện tích đến năm 2030 (Ha) Diện tích 

năm 2050 (Ha)

Loại hình công nghiệp

I

Các khu công nghiệp đã thành lập tiếp tục duy trì và phát triển

1

Khu công nghiệp phía Tây (KCN Tây Dung Quất, KCN – đô thị –

dịch vụ Dung Quất I)

299

500

520

Phát triển các KCN tập trung, KCN – ĐT – DV với tính chất là các khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, chủ yếu phát triển loại hình công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ, điện khí; trung tâm dịch vụ hậu cần sân bay – logistics.

Đất khu công nghiệp

299

500

500

Đất đô thị – dịch vụ

20

2

Khu công nghiệp  phía Đông

1.165

1.933

2.205

Phát triển công nghiệp nặng: CN lọc hóa dầu, đóng tàu, cơ khí, luyện cán thép; công nghiệp hỗ trợ gắn với cảng Dung Quất và các trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển – logistics.

II

Các khu công nghiệp đã thành lập dự kiến mở rộng hoặc phát triển mới

3

Khu công nghiệp Bình Hoà – Bình Phước

86

592

915

Phát triển công nghiệp tổng hợp, đa ngành (chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao), phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với công nghiệp Đông Dung Quất.

4

Khu công nghiệp Tịnh Phong (KCN Tịnh Phong hiện hữu-KCN VSIP)

554

720

720

Phát triển các KCN tập trung, CCN với tính chất là các khu công nghiệp tổng hợp đa ngành (chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ, ông nghiệp công nghệ cao), phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với đô thị – dịch vụ Tịnh hong cửa ngõ phía Tây Nam của KKT.
III Các khu công nghiệp dự kiến thành lập mới thời kỳ 2021-2030

5

Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Dung Quất II

765

1.085

Phát triển loại hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ; phát triển công nghiệp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường gắn với khu đô thị – dịch vụ hỗ trợ.

Đất khu công nghiệp

765

765

Đất đô thị – dịch vụ

320

6

Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Bình Thanh

1.399

2.500

Phát triển công nghiệp – đô thị – dịch vụ, phát triển công nghiệp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với khu đô thị – dịch vụ hỗ trợ.

Đất khu công nghiệp

1.399

1.800

Đất đô thị – dịch vụ

700

Phương án phát triển các khu chức năng, cụm công nghiệp

cong nghiep quang ngai 10 scaled
Sơ đồ phát triển Khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

Khu kinh tế Dung Quất

Phát triển Khu kinh tế Dung Quất tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi, quy mô diện tích khoảng 45.332 ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Triển khai hoàn thành Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.

công nghiệp quảng ngãi (5)

Khu công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi định hướng phát triển 10 KCN, gồm 06 KCN nằm trong Khu kinh tế Dung Quất (trong đó, có 4 khu hiện có là KCN phía Tây, KCN Đông Dung Quất, KCN Bình Hòa – Bình Phước, KCN Tịnh Phong; dự kiến thành lập mới 02 khu là KCN Dung Quất II, KCN Bình Thanh) và 04 KCN nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quất (trong đó, có 02 khu hiện có là KCN Phổ Phong, KCN Quảng Phú; dự kiến thành lập mới 02 khu là KCN Bình Long và KCN An Phú). Tổng diện tích đất tính toán theo nhu cầu phát triển cho 10 KCN này là 6.648 ha, trong đó diện tích đất KCN đã được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ là 3.157 ha; phần diện tích còn lại chênh lệch giữa nhu cầu với chỉ tiêu đã được phân bổ là 3.491 ha, sẽ thực hiện khi được điều chỉnh, bổ sung. 

Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả kinh tế của KCN Quảng Phú tại thành phố Quảng Ngãi. Phát triển, mở rộng 05 KCN hiện có (04 khu nằm trong Khu kinh tế Dung Quất và 01 khu nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quất) tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Dự kiến thành lập mới 04 KCN khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp.

cong nghiep quang ngai 9 scaled

Cụm công nghiệp

Phát triển hệ thống các cụm công nghiệp (CCN) hợp lý về không gian lãnh thổ, khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh và bảo đảm phát triển bền vững.

  • Thực hiện di dời 03 CCN gồm 02 cụm ở thành phố Quảng Ngãi (CCN Tịnh Ấn Tây, CCN phường Trương Quang Trọng) và 01 cụm ở huyện Ba Tơ (CCN thị trấn Ba Tơ).
  • Tiếp tục duy trì, mở rộng 17 CCN hiện có; đề xuất thành lập mới 19 CCN. 

Nghiên cứu, thành lập mới các cụm công nghiệp khác tại các vị trí có tiềm năng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

cong nghiep quang ngai 8 scaled

cong nghiep quang ngai 1 scaled

Trên đây là những cập nhật mới nhất về quy hoạch khu, cụm công nghiệp Quảng Ngãi, theo Quyết định 1456/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Rate this post

Tìm kiếm bài viết

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan