Tuyến đường sắt “thế kỷ” Metro số 1 chạy thử toàn tuyến
Ngày 29/08/2023, đoàn tàu đầu tiên của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã lăn bánh thử nghiệm trên toàn tuyến, từ ga Suối Tiên (TP. Thủ Đức) đến ga trung tâm Bến Thành (quận 1). Sau gần 10 năm chờ đợi, tuyến metro số 1 chạy thử với hành trình dài gần 40km, dự kiến sẽ vận hành thương mại vào giữa năm 2024. Đây là tuyến đường sắt đô thị được kỳ vọng là một dấu ấn lịch sử về sự phát triển của TP.HCM. Hãy cùng TPI Land nhìn lại toàn cảnh tuyến metro số 1 ngày thử nghiệm nhé!
Toàn cảnh tàu metro số 1 chạy thử nghiệm toàn tuyến
Sự kiện tàu metro số 1 chạy thử nghiệm toàn tuyến đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình triển khai dự án, chính xác là sau một năm kể từ khi đoàn tàu metro số 1 chạy thử nghiệm tại depot Long Bình (TP Thủ Đức).
Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM đã cùng với đơn vị tư vấn và các nhà thầu tập trung vào việc triển khai dự án. Công việc đã bao gồm thử nghiệm các giai đoạn khác nhau và lắp đặt các thiết bị hệ thống còn thiếu như hệ thống cung cấp điện, viễn thông, tín hiệu, tiếp điện trên cao, thông gió trong đường hầm, và nhiều hệ thống khác trên toàn tuyến đường sắt đô thị.
Đây thực sự là một bước tiến quan trọng cho tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM và cũng là sự kiện ý nghĩa, đồng thời góp phần tôn vinh kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh ngày 2/9 và kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973 – 2023).
Việc metro số 1 chạy thử nghiệm đoạn trong đường hầm được xem là phần khó khăn nhất của quá trình, do các nhà thầu phải làm việc trong điều kiện hẹp hòi, không gian nhỏ, đèn sáng yếu, thông gió kém và khó khăn trong việc giao tiếp. Đoạn trong hầm yêu cầu tích hợp nhiều hệ thống phức tạp hơn, bao gồm hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát, PCCC, cứu nạn cứu hộ cùng với các thiết bị an ninh và an toàn.
Đây cũng là lần đầu tiên người dân có cơ hội chứng kiến và trải nghiệm đoàn tàu metro chạy trong đoạn đường hầm dài 2,3km tại khu vực trung tâm thành phố. Từ khoảng 10 giờ 30 phút, những vị khách đầu tiên đã được chính thức lên tàu tham gia trải nghiệm toàn tuyến số metro 1.
Quá trình thử nghiệm đã được chia thành nhiều giai đoạn, từ thử nghiệm tĩnh, động, giao diện, đến thử nghiệm tích hợp. Theo thiết kế, tốc độ tối đa của tàu trên đoạn trên cao là 110 km/h và đoạn ngầm là 80 km/h, nhưng trong giai đoạn thử nghiệm, tốc độ tàu sẽ thấp hơn.
Cùng TPI Land điểm lại một vài khoảnh khắc ấn tượng của tàu metro số 1 chạy thử nghiệm!
>>> Xem thêm: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khởi công: BĐS nào hưởng lợi?
Metro số 1 phấn đấu vận hành vào năm 2024
Tổng quan thông tin
Metro số 1(Bến Thành – Suối Tiên) là tuyến metro đầu tiên được triển khai trong quy hoạch hệ thống bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị của TP.HCM. Dự án Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được phê duyệt vào năm 2007, khởi công vào năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên đến hơn 43.700 tỷ đồng.
Các đoàn tàu của tuyến Metro số 1 được sản xuất tại Nhật Bản, mỗi đoàn tàu bao gồm ba toa, có thể chứa đến 930 hành khách (147 khách ngồi và 783 khách đứng).
- Chiều dài tuyến: 19,7 km
- Khổ đường sắt: 1.435 mm khổ tiêu chuẩn
- Điện khí hóa: Đường dây trên cao 1500 V
- Tốc độ: 110 km/h (trên cao), 80 km/h (ngầm)
- Điểm đầu của tuyến tàu Metro số 1 là tại chợ Bến Thành. Từ đây, tuyến đi ngầm trải dài 2,6 km, bắt đầu từ ga Bến Thành, đi qua ga Nhà hát Thành phố và tiếp tục đến ga Ba Son, tọa lạc tại khu đô thị Vinhomes Golden River. Sau đó, tàu sẽ chuyển sang phần trên cao, kéo dài 17,1 km theo lộ trình rạch Văn Thánh, vượt qua sông Sài Gòn, và tiếp tục chạy dọc theo xa lộ Hà Nội. Cuối cùng, tuyến tàu sẽ kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới.
- Nhà ga bao gồm tổng cộng 14 nhà ga và 1 nhà Depot. Trong đó, có 3 ga ở dạng ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son. Các ga còn lại, tổng cộng 11 ga, được thiết kế ở dạng trên cao, gồm: Văn Thánh, Cầu Sài Gòn, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Suối Tiên, và Bến xe Miền Đông mới. Trong đó, tuyến còn có 1 nhà Depot là Depot Long Bình.
Quyết tâm vận hành vào năm 2024 sau 3 lần trễ hẹn
Ban đầu, vào năm 2007, tuyến metro số 1 được khởi động với kinh phí dự kiến là 17.387 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm, dự án đã phải tăng kinh phí lên tới 47.325 tỉ đồng. Trong số này, khoảng 88,4% là vốn vay ODA từ Nhật Bản, tương đương 41.834 tỉ đồng, phần còn lại do TP.HCM đảm nhận. Tóm lại, tổng kinh phí của tuyến metro số 1 đã tăng lên gấp 2,7 lần so với dự toán ban đầu.
Vào tháng 8 năm 2012, tuyến metro số 1 chính thức khởi công với kế hoạch hoàn thành trong vòng sáu năm, dự kiến năm 2018. Tuy nhiên, vì nhiều vấn đề liên quan đến địa hình và thiết kế kỹ thuật, dự án đã phải điều chỉnh và hoàn thành vào năm 2020.
Vì thời gian triển khai kéo dài, đến năm 2019, tổng mức đầu tư cho dự án tiếp tục tăng lên 43.757 tỉ đồng và kế hoạch hoàn thành dự kiến vào quý IV-2021. Trong suốt quá trình triển khai, nhiều yếu tố phát sinh đã đòi hỏi việc ký kết phụ lục hợp đồng để điều chỉnh giữa các bên. Từ năm 2020 đến 2022, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dự án đã phải tạm dừng và yêu cầu thêm thời gian để hoàn thành.
Hiện tại, tiến độ thực hiện dự án đã gần đạt đến 96%. MAUR (Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM) cam kết sẽ hợp tác cùng với đơn vị tư vấn NJPT và các nhà thầu Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ thi công. Khi hoàn thành giai đoạn thi công cơ bản, dự án sẽ chuyển sang giai đoạn chạy thử nghiệm và khai thác thử để đánh giá tính an toàn của hệ thống. Dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành các hạng mục thi công cơ bản và đưa vào khai thác vận hành vào giữa năm 2024.